(HBĐT) - Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Tây Nguyên, Đà Nẵng và các tỉnh ven biển miền Trung... chính quyền và quân đội Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Nhằm cứu vãn tình thế, ngụy quyền Sài Gòn được Mỹ giúp sức, quyết tâm dựng lên ở Phan Rang một "lá chắn thép” (tuyến phòng thủ từ xa của địch tại Du Long - cách thị xã Phan Rang 30km về phía Bắc) hòng chặn đứng, tiêu hao, ghìm giữ một bộ phận lớn binh lực quan trọng của quân ta, giữ vững thế phòng ngự chiến lược cho tới mùa mưa, sau đó sẽ tính toán những bước đi chiến lược tiếp theo.


Với toan tính đó, Mỹ và Thiệu tập trung tại đây một lực lượng quân sự mạnh gồm: Sư đoàn 6 không quân, Lữ đoàn 2 dù, Sư đoàn 2 bộ binh, Liên đoàn 31 biệt động quân và bảo an dân vệ ở tiểu khu Ninh Thuận... do trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh Quân khu 3 chỉ huy, đóng sở chỉ huy tiền phương tại sân bay Thành Sơn (nằm ở phía bắc, cách thị xã Phan Rang 10 km). Toàn bộ lực lượng địch với hơn 10.000 tên được trang bị đầy đủ, được sự yểm trợ mạnh của pháo binh và hơn 150 máy bay; được tổ chức phòng ngự liên hoàn chặt chẽ, trên một địa hình có nhiều lợi thế. Với thực lực đó, chính quyền và Bộ Chỉ huy quân đội Sài Gòn nuôi hy vọng sẽ chặn đứng được Cánh quân Duyên Hải trước cửa ngõ Phan Rang.


Bộ đội ta đánh chiếm tòa Hành chính tỉnh Ninh Thuận lúc 9g30, ngày 16/4/1975. Ảnh: TL

Về phía ta, quán triệt quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong tháng 4/1975, Tư lệnh Cánh quân Duyên Hải Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Sư đoàn 3, Quân khu 5 lập tức đánh chiếm Phan Rang, mở thông đường cho các lực lượng từ phía bắc tiến quân về giải phóng Sài Gòn.

5 giờ 30 phút ngày 14/4/ 1975, mở màn trận đánh, pháo binh ta bắn cấp tập vào tuyến phòng thủ Phan Rang. Tiếp theo, các chiến sĩ Sư đoàn 3 dũng mãnh đánh chiếm các mục tiêu dọc đường số 1 và các khu vực lân cận như quận lỵ Du Long, các điểm cao 105, 300, Ba Râu, Suối Vàng, Suối Đá... Cuộc chiến đấu giữa ta và địch trên tất cả các mũi, các hướng diễn ra quyết liệt.

Trước nguy cơ tuyến phòng thủ Phan Rang thất thủ, ngày 15/4, Trần Văn Đôn - Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Nguyễn Văn Toàn -Tư lệnh Quân đoàn 3 quân đội Sài Gòn vội vàng bay tới Thành Sơn thị sát tình hình và trực tiếp chỉ đạo, khích lệ tinh thần chiến đấu của binh tướng, quyết giữ bằng được Phan Rang.

Trong khi Sư đoàn 3 đang tổ chức tiến công thì Quân đoàn 2 đã hành quân tới Phan Rang. Sư đoàn bộ binh 325 Quân đoàn 2 lập tức được tung vào trận. Phương án tiến công Phan Rang mới đã được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 thống nhất quyết định.

Sáng 16/4/1975, lệnh tấn công của ta được phát ra. Lực lượng ta chia làm 3 mũi chính: mũi thứ nhất có xe tăng dẫn đầu tiến theo QL1, sau khi đánh chiếm Phan Rang sẽ tiến lên sân bay Thành Sơn từ hướng Nam; mũi thứ 2 từ hướng Tây Bắc đánh thẳng vào sân bay Thành Sơn; mũi thứ 3 đánh chiếm cảng Ninh Chử, không cho địch tháo chạy ra biển. Phối hợp với quân chủ lực, lực lượng 311 ở núi Cà Đú xuất kích, đánh tạt vào sườn quân địch đang tháo chạy. ở hướng Tây Bắc, đại đội đặc công và công binh Quân khu 6 phối hợp với lực lượng địa phương chọc thẳng xuống Phước Thiện, Ninh Quý, vượt qua Cầu Sắt vào khu vực Bảo An - Tháp Chàm.

Đến 9h30’ ngày 16/4/1975 cờ mặt trận giải phóng phất phới tung bay trên đỉnh Toà hành chính - cơ quan đầu não ngụy quyền Ninh Thuận, tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng. Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho đại quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí minh lịch sử.


Nguồn: Cổng TTĐT thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận)


Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục