"Tội phạm hiện nay rất manh động, liều lĩnh, sắn sàng dùng vũ khí nóng để chống trả nên nếu cứ để các hiệp sỹ "đơn độc”, không có cơ chế phối hợp với lực lượng công an thì hiểm nguy rất lớn”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nói.


Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh

Hiệp sỹ có nghĩa hiệp và tốchất bắt trộm cướp

Trao đổi với Tiền Phong về vụ việc 2 hiệp sỹ ở Sài Gòn bị các đối tượng trộm cướp tấn công dẫn đến tử vọng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội bày tỏ: "Đây là vụ việc rất buồn và có nhiều điều đáng phải suy ngẫm”.

Theo Tướng Hồng, mô hình "hiệp sỹ đường phố” đã xuất hiện từ lâu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh. Phần lớn các hiệp sỹ đều có năng khiếu, có lòng dũng cảm, khả năng nhạy bén trong việc phát hiện tội phạm – đó là tố chất mà không phải ai cũng làm được.

"Nhiều trường hợp, hoàn cảnh kinh tế gia đình hết sức khó khăn, là công nhân, sinh viên nhưng họ lại có lòng nghĩa hiệp, sự dũng cảm, đấu tranh với các đối tượng "trộm cắp, cướp giật”, Tướng Hồng nói.

Từ thực tế tìm hiểu, vị Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng – An ninh cho rằng, ở một số nơi, mô hình hiệp sỹ đường phố hoạt động tương đối hiệu quả, nhất là trong việc ứng cứu các vụ tai nạn giao thông, phát hiện trộm cắp, cướp giật, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

"Tôi được biết, ở Bình Dương, chính quyền cũng đã ban hành quy chế, quy định để phát huy vai trò của các đội hiệp sỹ và cũng là để hoạt động đó phù hợp với các quy định pháp luật, không vượt quá giới hạn”, ông Hồng nói.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa hiệp sỹ và công an

Tuy nhiên, theo ông Hồng, tình trạng tội phạm hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Các băng nhóm tội phạm, trộm cắp, cướp giật rất manh động, liều lĩnh, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị truy đuổi. Do đó, công tác phòng chống tôi phạm ở TP.HCM cũng phải chuyên nghiệp, bài bản có hiệu quả hơn.

Vì thế, các hiệp sỹ khi tham gia chống trộm cắp, cướp giật cũng cần phải có sự hướng dẫn, quản lý, gắn với cơ chế trong hoạt động. Ví dụ có thể để các hiệp sỹ tham gia vào lực lượng dân phòng, tổ dân phố để thực thi nhiệm vụ cho phù hợp.

Ngoài ra, theo ông Hồng, lực lượng công an cần xây dựng một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các hiệp sỹ đường phố với lực lượng công an. Ví dụ như khi hiệp sỹ phát hiện các nhóm đối tượng có dấu hiệu trộm cắp thì có thể theo dõi rồi báo cho lực lượng công an gần nhất để phối hợp bắt giữ.

"Nếu cứ để các hiệp sỹ chỉ đơn độc thực hiện thì trong bối cảnh tội phạm manh động, sẵn sàng sử dụng "hàng nóng” để chống trả thì rất dễ gây ra thiệt hại cho bản thân các hiệp sỹ và những người dân xung quanh’, Tướng Hồng nói.

Ông Hồng cũng cho rằng, TP.HCM cần tính toán lập lực lượng để bảo đảm an ninh trật tự trên đường phố, chống nạn cướp giật như mô hình 141 mà Hà Nội đã từng thực hiện. "Việc chống trộm cắp cần phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản, có trách nhiệm, trong đó chú ý phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác phòng chống”, ông Hồng nói.

 


                                                                       Theo báo Tiền Phong

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục