Ngày 6-8, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh mức án 20 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 30 năm tù.

Sau 2 tuần xét xử, ngày 6-8, phiên tòa sơ thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (viết tắt VNCB, nay là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - viết tắt CBBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã kết thúc.

Theo nhận định của hội đồng xét xử, từ các tài liệu, chứng cứ và qua diễn biến phiên tòa đã có đủ cơ sở xác định bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm đã phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Để có tiền tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín (viết tắt TrustBank, tiền thân của VNCB) và duy trì việc thanh khoản ngân hàng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại Sacombank, TPBank, BIDV. Đồng thời, bị cáo Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.126 tỷ đồng. Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty, dẫn đến VNCB bị thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng.


Bị cáo Phạm Công Danh lãnh hình phạt chung 30 năm tù

Hành vi của bị cáo Phạm Công Danh cùng các đồng phạm là nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc. Trong đó, bị cáo Phạm Công Danh là người chủ mưu, đưa ra các chủ trương và và chỉ đạo cấp dưới phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB. Bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) đã không thực hiện đầy đủ quy định về thẩm định hồ sơ cho vay, chưa thẩm định tài sản đảm bảo, không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay sau khi cho vay, bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền vay sai quy định.

Tuy nhiên, khi lượng hình, hội đồng xét xử cũng cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ để tuyên bản án phù hợp đối với các bị cáo như gia đình có công với cách mạng, là lao động chính trong gia đình, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, hợp tác trong quá trình điều tra, có nhiều đóng góp cho ngành ngân hàng và cho hoạt động an sinh xã hội...

Với những nhận định trên, hội đồng xét xử tuyên phạt:

- Bị cáo Phạm Công Danh mức án 20 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 30 năm tù.

- Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) 10 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 30 năm tù.

- Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 10 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 30 năm tù.

- Bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó Giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) 3 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 22 năm tù.

- Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng Ban Kiểm soát VNCB) 5 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 14 năm tù.

- Bị cáo Phan Minh Tùng (Phụ trách kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) 4 năm tù, tổng hợp với bản án phúc thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 đã có hiệu lực pháp luật thành 11 năm tù.

- Bị cáo Trầm Bê 4 năm tù.

- Bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) 3 năm tù.

- Bị cáo Đinh Việt Cường (nguyên Giám đốc khối KHDN TPBank) 4 năm tù.

- Bị cáo Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó Giám đốc khối KHDN, Giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở TPBank) 3 năm tù.

- 34 bị cáo đồng phạm khác từ 2 đến 4 năm tù. Trong đó có một số bị cáo được hưởng án treo.


Bị cáo Trầm Bê lãnh 4 năm tù

Về thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả vụ án, hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của đại diện Viện KSND TPHCM giữ quyền công tố tại phiên tòa là thu hồi hơn 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để trả cho CBBank.

Theo hội đồng xét xử, toàn bộ số tiền này được bị cáo Danh sử dụng cho mục đích cá nhân; vì vậy vật chứng của vụ án không phải là số tiền 3 ngân hàng thu hồi nợ từ VNCB. Do vậy, hội đồng xét xử tuyên thu hồi hàng ngàn tỷ đồng từ những nguồn mà bị cáo Danh dùng hơn 6.126 tỷ đồng vay được để chi trả. Hội đồng xét xử tuyên BIDV Sở Giao dịch II bồi hoàn cho CBBank 1.176 tỷ đồng; BIDV chi nhánh Hải Vân trả lại cho CBBank 457 tỷ đồng; bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cao cấp HĐQT TrustBank) phải hoàn trả cho CBBank số tiền 600 tỷ đồng được xem; ông Trần Quí Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát) trả lại cho CBBank 194 tỷ đồng... Phần còn lại, bị cáo Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm hoàn trả.

Về 4.500 tỷ đồng bị cáo Danh dùng từ hành vi phạm tội chuyển về VNCB nhằm tăng vốn điều lệ cho VNCB nhưng không được Ngân hàng Nhà nước đồng ý, hội đồng xét xử buộc CBBank phải trả lại số tiền này cho bị cáo Danh. Tuy nhiên, do hội đồng xét xử đã tuyên thu hồi 2.371 tỷ đồng được xem là vật chứng của vụ án từ CBBank, nên CBBank chỉ trả lại hơn 2.128 tỷ đồng cho bị cáo Danh. Vì bị cáo đang còn phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án ở cả 2 giai đoạn của vụ án nên cần giữ lại số tiền hơn 2.128 tỷ đồng này để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án của bị cáo.

 

         Theo SGGP

Các tin khác


Khởi tố vụ án để điều tra làm rõ sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Theo Công an tỉnh, ngày 2/8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã ra Quyết định khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.để điều tra làm rõ những sai phạm tại kỳ thi THPT quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Phường Hữu Nghị tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”

(HBĐT) - Chiều 3/8, BCĐ 09 thành phố Hòa Bình tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” năm 2018 tại phường Hữu Nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh; lãnh đạo TP Hòa Bình, các xã, phường trên địa bàn và đông đảo cán bộ, nhân dân phường Hữu Nghị.

Xã Kim Bôi làm tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự

(HBĐT) - Ở xã Kim Bôi (Kim Bôi), mỗi khi tiếng kẻng an ninh vang lên liên hồi, tức là báo hiệu đã xảy ra vụ việc gây mất ANTT trên địa bàn. Khi ấy, không ai bảo ai, mọi người cùng phối hợp với lực lượng chức năng truy tìm tội phạm hoặc tổ chức thăm hỏi, động viên, giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả…

Xã Phú Cường - điểm sáng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(HBĐT) - Triển khai nhiệm vụ công tác đảm bảo ANTT, trong những năm qua, lực lượng Công an xã Phú Cường (Tân Lạc) đã thực hiện quyết liệt các giải pháp, kế hoạch, mô hình đảm bảo ANTT, đấu tranh và xử lý các vụ vi phạm pháp luật, nhờ đó tình hình ANTT địa bàn luôn ổn định.

Mở rộng điều tra, truy bắt các băng nhóm cho vay nặng lãi

Công an đã bắt tổng cộng 3 băng nhóm giang hồ với 21 nghi phạm. Đến nay đã có hơn 150 nạn nhân trình báo, tố cáo 3 băng nhóm giang hồ (đã bị công an bắt) cho vay nặng lãi, khủng bố tinh thần người vay.

Bắt giam hai bị can vụ “Tham ô tài sản” tại huyện Gò Quao

Chiều 2-8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và quyết định bắt tam giam bị can đối với Nguyễn Thị Lệ Hằng, thủ quỹ Phòng LĐ-TB-XH huyện Gò Quao và Nguyễn Thị Mai Thanh, Phó Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện Gò Quao về tội "Tham ô tài sản” quy định tại Điều 278, Bộ luật Hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục