Sau một ngày xét xử, chiều 11/1, Tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, đã tuyên án vụ Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, ngụ ở Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng văn phòng đại diện phía Nam của Tạp chí Hướng nghiệp và Hòa nhập) và Võ Hoàng Hà (40 tuổi, ngụ ở thành phố Cần Thơ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hóa chất khử trùng châu Á) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản."

Tại phiên tòa, hai bị cáo Uyển và Hà được Hội đồng xét xử chuyển từ tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang tội "Môi giới hối lộ.”

Hội đồng xét xử nhận định, tại tòa lời khai của bị cáo Uyển và Hà phù hợp với cáo trạng. Bị cáo Uyển có nhận lời nhờ người gỡ các bài báo chứa thông tin liên quan đến Công ty cổ phần Bất động sản Cao Thắng và Công ty cổ phần Quốc tế Ước mơ Việt theo sự nhờ vả của Tổng giám đốc Võ Thanh Long.

Trong tin nhắn trao đổi giữa bị cáo Uyển và Nguyễn Lê Yến Thy, Trưởng ban Kinh tế, Cơ quan đại diện phía Nam của Báo Người Tiêu dùng, đã chứng minh được là Uyển nhờ Thy gỡ các bài báo cho ông Long; số tiền ông Long đưa cho Uyển để phục vụ cho việc gỡ các bài báo là 600 triệu đồng.

Trong số này, bị cáo Uyển được hưởng chênh lệch và kê thêm 100 triệu đồng. Ngoài ra, giữa Uyển và Long cũng thỏa thuận thêm 30 triệu đồng là tiền chi phí đi lại.

Ngày 6/8/2017, Long hẹn Uyển xuống Cần Thơ để nhận 280 triệu đồng, trong đó 250 triệu đồng tiền gỡ bài, số còn lại là chi phí đi lại. 15 giờ cùng ngày, Uyển nhắn tin cho Thy với nội dung: "Giờ tôi đi xuống, khi nào nhận được tiền thì tôi gọi điện thoại cho bà. Bà báo luôn cho người ta xử lý trong đêm nay nhé. Trường hợp khuya quá tôi về không kịp thì sáng sớm sẽ nộp tiền vào tài khoản của bà…”

Theo Hội đồng xét xử, lời khai của các bị cáo khớp với dữ liệu điện tử được thu thập hợp pháp và lời khai của Long trong quá trình điều tra. 

Từ đó cho thấy Uyển không đưa ra thông tin gian dối để chiếm đoạt tài sản. Về mặt chủ quan, bị cáo Uyển không có ý định chiếm đoạt tài sản số tiền 280 triệu đồng của ông Long. 

Bản thân bị cáo không biết chắc Yến Thy có gỡ được các bài báo hay không, nhưng vẫn tin tưởng, mong muốn Thy thực hiện được để nhận số tiền chênh lệch 100 triệu đồng.


Hai bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển và Võ Hoàng Hà tại tòa. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)


"Do đó, Viện Kiểm sát truy tố bị cáo Uyển về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa đủ cơ sở. Xét toàn bộ tình tiết vụ án, xác định bị cáo Uyển đã có hành vi sử dụng tiền để đưa cho Yến Thy nhằm phục vụ cho việc gỡ 3 bài báo đăng trên Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh theo sự nhờ vả của Long với số tiền 600 triệu đồng… Hành vi của bị cáo Uyển cấu thành tội "Môi giới hối lộ," Hội đồng xét xử nhận định.

Về số tiền 100 triệu đồng mà bị cáo Uyển tự kê thêm để hưởng chênh lệch và 30 triệu đồng tiền chi phí đi lại, Hội đồng xét xử cho rằng không phải tiền dùng vào việc hối lộ. 

Ngoài ra, việc phạm tội được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, Uyển chưa được hưởng lợi từ số tiền này nên chưa đủ cơ sở để xem xét xử lý bị cáo.

Đối với Võ Hoàng Hà, bị cáo này đã tư vấn cho Uyển để hợp thức hóa số tiền dùng vào việc môi giới hối lộ. Hà cũng giúp Uyển soạn thảo hợp đồng, chính vì vậy bị cáo này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tội "Môi giới hối lộ" với vai trò đồng phạm, giúp sức.

Tòa nhận định hành vi của các bị cáo đã tiếp tay cho tội phạm đưa và nhận hối lộ. Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan, tổ chức nói chung; trực tiếp làm ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân nói chung và cơ quan báo chí nói riêng, nên cần phải xử lý nghiêm, răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.

Trong vụ án này, các bị cáo cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên hành vi này chỉ tức thời, không có bàn bạc phân công vai trò, trách nhiệm nên không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức. 

Uyển là người trực tiếp trao đổi với Long, làm trung gian giữa các bên nên chịu trách nhiệm chính. 

Bị cáo Hà có tư vấn về hợp thức hóa số tiền nên phải chịu trách nhiệm đồng phạm giúp sức. Hành vi phạm tội đã kịp thời được ngăn chặn nên hậu quả chưa xảy ra.

Tại tòa, các bị cáo thành khẩn về hành vi, ăn năn hối lỗi, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt nên xem xét giảm nhẹ hình phạt dưới mức thấp nhất khung hình phạt.

Đối với ông Võ Thanh Long, Hội đồng xét xử cho rằng ông này đã thỏa thuận đưa cho Uyển 700 triệu đồng để tìm người gỡ bài báo. 

Uyển nhắn tin cho Thy tìm cách gỡ và Long đồng ý. Vì vậy, trong vụ án này cội nguồn của hành vi phạm tội xuất phát từ phương thức lựa chọn không đúng đắn của Long. 

Ông Long bản thân là doanh nhân, có sự am hiểu pháp luật nhất định, nhưng lại không lựa chọn cách đúng đắn để chứng minh cho sự thật về doanh nghiệp của mình mà chủ động liên hệ với bị cáo Uyển nhờ người gỡ bài. 

Dù sau khi thỏa thuận được giá tiền gỡ các bài báo thì ông Long trình báo công an, nhưng hành vi đưa hối lộ của ông này đã có dấu hiệu nên tòa kiến nghị cơ quan điều tra xem xét, nếu đủ căn cứ phải xử lý theo quy định.

Thy hứa hẹn với Uyển tìm cách gỡ bài báo cho Long, có dấu hiệu phạm tội, nhưng chưa có căn cứ xác định gỡ bài được hay không. Hiện Thy không còn ở Việt Nam nên cơ quan điều tra tách ra xử lý sau.

Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã quyết định tuyên phạt bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển 4 năm tù, bị cáo Võ Hoàng Hà 2 năm tù cùng về tội "Môi giới hối lộ”./.

 

              TheoVietnamplus

Các tin khác


Triển khai 88 cuộc thanh tra hành chính

(HBĐT) -Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong năm 2018, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 88 cuộc thanh tra hành chính; 213 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 925 tổ chức và 7.076 cá nhân về việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở, ngành.

Hàng loạt cựu cán bộ ngân hàng BIDV bị bắt

Cựu Phó Tổng giám đốc BIDV Đoàn Ánh Sáng cùng 4 thuộc cấp BIDV chi nhánh Hà Thành vừa bị bắt trong vụ án hình sự "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, xảy ra tại BIDV và một số chi nhánh.

Triển khai chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2019

(HBĐT) -Ngày 10/1, BCĐ 389/ĐP chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh đã tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh triển khai công tác năm 2019

(HBĐT) - Sáng ngày 10/1, VKSND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai công tác năm 2019. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Mạnh Cường, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và lãnh đạo các Cục, Vụ của VKSND tối cao; các Ban Đảng của tỉnh.

Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) -Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến gần. Đây là thời điểm sức mua của nhân dân tăng mạnh. Theo dự báo của lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh), các đối tượng buôn lậu, kinh doanh, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả gia tăng hoạt động, đặc biệt là các nhóm hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng, điện tử, mỹ phẩm… Nổi lên là lĩnh vực kinh doanh, buôn bán các loại thực phẩm "bẩn”, hàng lậu như thuốc lá, bánh kẹo, rượu, bia. Hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản, lâm sản diễn ra phức tạp, khó lường.

Bắt nguyên phó tổng giám đốc BIDV Đoàn Ánh Sáng

Ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên phó tổng gián đốc BIDV cùng 5 người khác bị bắt giam để điều tra về hành vi đồng phạm với ông Trần Bắc Hà trong việc cho dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh vay vốn gây thiệt hại hàng trăn tỉ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục