(HBĐT) - Thời gian qua, Tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử, thụ lý các vụ án. Trong đó, TAND hai cấp đã tổ chức tốt các phiên tòa rút kinh nghiệm. Đây được xem là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp (CCTP).
Phiên tòa sơ thẩm xét xử 7 bị cáo liên quan đến vụ sự cố y khoa trong chạy thận nhân tạo xảy ra rại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do TAND thành phố Hòa Bình mở vào tháng 1/2019 được đánh giá là điểm sáng về hoạt động tranh tụng trong quá trình xét xử.
Tổ chức nhiều phiên tòa rút kinh nghiệm
Ngày 12/11/2018, TAND tỉnh mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Khà A Dơ (sinh năm 1981), trú tại xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia (Mai Châu) về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo điểm b, Khoản 4, Điều 194, Bộ luật Hình sự. Tại phiên toà, sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt Khà A Dơ mức án 17 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma tuý.
Tiếp đó, ngày 14/11/2018, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Nguyễn Văn Bảo (sinh năm 1985), hộ khẩu thường trú tại Phú Xuyên (Hà Nội) nguyên là cán bộ của phân trại số 2, Trại giam Thanh Xuân, Tổng cục Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp (Tổng Cục VIII) - Bộ Công an về hành vi "dùng nhục hình” đối với phạm nhân. Tại bản cáo trạng số 128/CT-VKSNDTC-V6 ngày 3/10/2018 của Viện KSND tối cao đã buộc bị cáo Nguyễn Văn Bảo phạm vào tội "dùng nhục hình” được quy định tại khoản 4, Điều 373, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). HĐXX TAND tỉnh đã tuyên phạt Nguyễn Văn Bảo mức án 9 năm tù.
Đây là 2 trong nhiều vụ án được các thẩm phán của TAND tỉnh lựa chọn để tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm. Trong năm 2018, TAND hai cấp tỉnh đã tổ chức 60 phiên tòa rút kinh nghiệm, riêng TAND tỉnh tổ chức được 12 phiên. Các vụ án được lựa chọn để tổ chức phiên toà rút kinh nghiệm đều là những vụ án có tính chất phức tạp, có luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự... Qua đó, nhằm phát huy vai trò, việc điều hành tranh tụng, xét hỏi tại phiên tòa của thẩm phán, chủ tọa phiên tòa, HĐXX.
Góp phần nâng cao chất lượng xét xử
Trên thực tế, qua theo dõi tại các phiên toà do TAND hai cấp tỉnh tổ chức, có thể nhận thấy chất lượng xét xử không ngừng được nâng lên. Đồng chí Lê Văn Tuấn, Phó Chánh án TAND tỉnh cho biết: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược CCTP đến năm 2020, hướng dẫn của TAND tối cao cũng như các ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo CCTP tỉnh, TAND hai cấp tỉnh đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xét xử. Trong đó, đáng chú ý là đã tập trung thực hiện có hiệu quả các phiên toà rút kinh nghiệm. Đây được coi là giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại án, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu CCTP. Chúng tôi cho rằng, việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm là môi trường rất tốt để thẩm phán, các thành viên HĐXX, kiểm sát viên, thư ký tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ trong công tác giải quyết, xét xử các loại án.
"Để hoạt động này ngày càng đi vào thực chất, có hiệu quả, thời gian qua, TAND tỉnh đã đưa việc tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là 1 trong những tiêu chí thi đua của các thẩm phán. Theo đó, mỗi thẩm phán phải có ít nhất 1 vụ án được đưa ra xét xử rút kinh nghiệm/năm. Đồng thời, phối hợp với Viện KSND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong việc tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm. Quá trình xét xử, các thẩm phán khác trong đơn vị và lãnh đạo TAND tỉnh sẽ theo dõi, góp ý, tổ chức họp rút kinh nghiệm ngay. Những tồn tại, hạn chế, ưu điểm của mỗi phiên tòa rút kinh nghiệm được công khai để mỗi cá nhân tự soi, tự hoàn thiện mình trong các phiên tòa tiếp theo” - đồng chí Lê Văn Tuấn cho biết thêm.
Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao chất lượng công tác xét xử các vụ án, thời gian qua, TAND tỉnh đã hướng dẫn các TAND cấp huyện sử dụng hệ thống truyền hình trực tiếp để kết nối, truyền trực tiếp diễn biến phiên tòa rút kinh nghiệm của đơn vị mình đến TAND tỉnh và TAND các huyện.
Nhìn chung, các phiên tòa rút kinh nghiệm diễn ra đúng trình tự, thủ tục tố tụng, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Việc điều hành tranh tụng tại phiên tòa của thẩm phán diễn ra nghiêm túc, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Sau khi kết thúc phiên tòa, lãnh đạo tòa án các đơn vị tổ chức ngay phiên họp để rút kinh nghiệm xét xử. Qua đó, nhiều bài học kinh nghiệm được đúc rút nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác xét xử các loại án theo tinh thần CCTP.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với Hội Nông dân trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 81/2014/ QĐ-TTg của tỉnh đã chỉ đạo thành viên cùng các ngành liên quan phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL); bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đồng thời chủ động lồng ghép triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình hành động về công tác PBGDPL.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Hùng (TP Hòa Bình) hỏi:
Đề nghị cho biết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Ông Trần Đức Hải, nguyên phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, bị bắt vì liên quan vụ án lập "quỹ đen” tại cơ quan này.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn là cửa ngõ vùng Tây Bắc, có vị trí quan trọng, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, quốc lộ 6 và tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua. Là đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Lương Sơn, Thiếu tá Quách Thế Cường cùng đồng đội lập nhiều chiến công xuất sắc, triệt phá nhiều băng, ổ nhóm tội phạm, vụ trọng án gây bức xúc dư luận. Anh là tấm gương tiêu biểu trong "Học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” của Công an tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, tình hình ANTT trên địa bàn xã Miền Đồi (Lạc Sơn) được giữ vững, không phát sinh điểm nóng. Trung bình mỗi năm xảy ra từ 2 - 3 vụ mất ANTT, chủ yếu là trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng… Xã đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiềm chế gia tăng tội phạm, tệ nạn xã hội.
(HBĐT) - Những tháng đầu năm, huyện Yên Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng, công an các xã, thị trấn tăng cường đấu tranh, trấn áp tội phạm; mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo đảm an toàn dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.