(HBĐT) -Thời gian qua, tình trạng cho vay lãi suất cao, "tín dụng đen” gây ra nhiều hệ lụy, làm phát sinh tội phạm, ảnh hưởng đến ANTT. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, các đội nghiệp vụ Công an huyện Đà Bắc tăng cường nắm tình hình, quản lý địa bàn, triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nhận diện, nâng cao tinh thần cảnh giác, hạn chế tối đa việc vướng vào "bẫy” của loại tội phạm này.
Cán bộ, chiến sỹ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Đà Bắc) triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến "tín dụng đen” trên địa bàn.
Thời gian qua, tình trạng cho vay lãi suất cao, "tín dụng đen” gây ra nhiều hệ lụy, làm phát sinh tội phạm, ảnh hưởng đến ANTT. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, các đội nghiệp vụ Công an huyện Đà Bắc tăng cường nắm tình hình, quản lý địa bàn, triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nhận diện, nâng cao tinh thần cảnh giác, hạn chế tối đa việc vướng vào "bẫy” của loại tội phạm này.
Thiếu tá Đinh Hoài Nam, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy (Công an huyện Đà Bắc) cho biết: Hiện, trên địa bàn huyện có 16 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, hỗ trợ tài chính được cấp phép hoạt động. Thực hiện Chỉ thị số 51 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phòng ngừa, đấu tranh đối với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen”; kế hoạch của Bộ Công an, Công an tỉnh và Công an huyện Đà Bắc, Đội đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn chưa ghi nhận vụ việc nào liên quan đến "tín dụng đen” như cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, siết nợ… Tuy nhiên, phải khẳng định qua công tác điều tra, nắm tình hình cho thấy, hoạt động "tín dụng đen” như sóng ngầm len lỏi đến địa bàn vùng sâu, xa, chỉ cần một cuộc gọi, người vay tiền sẽ được đáp ứng ngay dịch vụ này.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, khó khăn về kinh tế của một bộ phận người dân nên các đối tượng cho vay trên địa bàn huyện đã phát tờ rơi, dán mẫu quảng cáo có nội dung "cho vay không cần thế chấp” tại những khu vực công cộng để "cò mồi”. Năm 2018, vì cần một khoản tiền để đưa bố đi chữa bệnh, cô giáo B.T.M công tác tại trường mầm non xã Tiền Phong (Đà Bắc) đã "liều” vay 6 triệu đồng tại một cơ sở hỗ trợ tài chính tại thị trấn Đà Bắc. Số tiền cô vay được tính lãi theo ngày. Do khó khăn, số tiền vay được cô M. trả thành nhiều lần. Tuy nhiên, với cách tính "lãi mẹ đẻ lãi con” của các đối tượng cho vay nặng lãi, dù cô M. đã trả đến 27 triệu đồng song chủ nợ thông báo cô vẫn còn nợ gần 10 triệu đồng nữa. Để gây áp lực cho M., chủ nợ thường xuyên cử các đối tượng xăm trổ, mang hung khí đến nhà và nơi làm việc để uy hiếp, gây mất ANTT tại địa phương và cơ quan Nhà nước.
Đại tá Nguyễn Hồng Thái, Trưởng Công an huyện Đà Bắc cho biết: Hiện nay, nhiều ổ nhóm "tín dụng đen” ẩn mình dưới vỏ bọc tinh vi, đòi hỏi lực lượng chức năng dày công điều tra, trinh sát và thu thập chứng cứ nhằm đấu tranh, phòng ngừa hoạt động của loại tội phạm này. Bên cạnh đó, Công an huyện chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp, giải pháp đấu tranh, đẩy mạnh tuyên truyền quy định của pháp luật về lĩnh vực này; thông báo rộng rãi về phương thức, thủ đoạn trong hoạt động "tín dụng đen” và kinh doanh dịch vụ cầm đồ trái pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân. Tổ chức cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ ký cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, không tham gia hoạt động "tín dụng đen”. Đồng thời phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác các hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ vi phạm pháp luật trên địa bàn. Không để tội phạm "tín dụng đen" lộng hành là quyết tâm của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Song, về phía người dân, cần chủ động, tỉnh táo trước những lời mời gọi vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Bởi thực chất đây chính là những cái "bẫy" vô hình mà người vay sẽ thành nạn nhân của các đối tượng "tín dụng đen"...
HẢI YẾN
(HBĐT) - Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Giao thông tỉnh, vào hồi 18h ngày 21/4, tại km 501+900 đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xóm Chẹ, xã Ân Nghĩa, huyện (Lạc Sơn) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
(HBĐT) - Tại nhà văn hóa huyện Kim Bôi, BTV Tỉnh Đoàn, Ban thư ký Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa phối hợp với HEAD Honda Anh Kỳ tổ chức tuyên tuyền về an toàn giao thông, tập huấn kỹ năng lái xe an toàn, trang bị kiến thức sơ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông cho trên 200 ĐVTN huyện Kim Bôi.
"Nổ" bản thân có khả năng xin học, xin vào làm việc trong ngành Công an, nguyên Thượng tá Công an đã lừa đảo, chiếm đoạt 24 tỷ đồng chạy việc.
Bài 1 - Từ chuyện vàng
(HBĐT) - Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra đang là thách thức đối với các cơ quan chức năng. Việc phát hiện, xử lý, chấm dứt tình trạng này có là bài toán khó đối với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp?. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có những chuyến đi tìm hiểu và ghi nhận những câu chuyện thực tế.
(HBĐT) - Phú Lương là xã vùng sâu, đông dân của huyện Lạc Sơn. Xã có gần 1.700 hộ dân, sau thực hiện sáp nhập, số thôn, xóm ở Phú Lương giảm từ 25 còn 14 thôn, xóm.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 và một số nhiệm vụ hỗ trợ
phụ nữ phát triển kinh tế trọng tâm năm 2019, chuẩn bị tốt cho cuộc thi Ngày
phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2019, ngày 24/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức lớp tập
huấn "Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp năm 2019” cho 40 học viên là cán bộ hội LHPN 11
huyện, thành phố và 22 thành viên có ý tưởng đề xuất tham gia ngày phụ nữ sáng
tạo năm 2019.