(HBĐT) - Ngay sau khi được tuyên truyền, giải thích cặn kẽ, thấu đáo về những quy định liên quan đến Luật Đất đai, những mâu thuẫn, vướng mắc liên quan đến việc tranh chấp đất đai trong nhiều năm giữa gia đình ông Triệu Văn Xuân và Bàn Văn Thắng, ở xóm Bai, xã Cao Sơn (Đà Bắc) mới được giải quyết triệt để. Từ chỗ có những mâu mắc, cả hai gia đình đã đồng thuận bỏ qua mọi chuyện, trở thành những người hàng xóm thân thiết.
Người dân xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được cán bộ Chi cục Thuỷ sản và Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
"Đó chỉ là một ví dụ về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), đưa kiến thức pháp luật về cơ sở, trợ giúp pháp lý (TGPL) đến từng người dân khi có yêu cầu hoặc khi có những mâu thuẫn, vướng mắc trong cuộc sống ở cơ sở cần phải giải quyết” - đồng chí Đinh Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn chia sẻ. Cao Sơn là 1 trong 3 xã được Phòng Tư pháp huyện Đà Bắc tổ chức đợt TTPBGDPL, TGPL lưu động trong tháng 6 vừa qua.
Đồng chí Bùi Ngọc Luyến, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện cho biết: Thời gian qua, căn cứ kết quả rà soát và đề xuất của các địa phương trong toàn huyện, Phòng xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt TTPBGDPL, phối hợp với Chi nhánh TGPL huyện tổ chức các buổi TGPL lưu động đến các thôn, xóm, khu dân cư. Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, Phòng phối hợp với Chi nhánh TGPL huyện tổ chức được 3 đợt TTPB GDPL, TGPL lưu động cho người dân ở các xã trong toàn huyện. Riêng trong tháng 6, Phòng phối hợp với UBND các xã: Hào Lý, Tân Pheo, Cao Sơn tổ chức hội nghị truyền thông pháp luật và TGPL tại khu dân cư cho gần 400 người. Trong đó, TGPL cho hơn 100 lượt người nghèo và đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, đã tiếp nhận, tư vấn pháp luật 110 việc, gồm đối tượng người nghèo 100 người, đối tượng chính sách 42 người, người dân tộc thiểu số 124 người.
Theo đồng chí Bùi Ngọc Luyến, do trình độ, nhận thức chưa đồng đều nên ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có những địa bàn, khu vực khó khăn sau khi được TTPB GDPL thì nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân có chuyển biến đáng kể, tích cực. Như ở xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết là địa bàn nằm trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh. Trước đây, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào khai thác lâm sản. Sau khi được tuyên truyền, phổ biến các quy định, pháp luật về bảo vệ rừng..., nhận thức, ý thức của người dân trong xóm đã dần chuyển biến. Từ chỗ là những người "phá” rừng thì đến nay, Thầm Luông trở thành một điển hình trong toàn huyện về việc bảo vệ, giữ rừng. 100% hộ dân trong xóm ký cam kết bảo vệ rừng, mỗi người dân trở thành 1 kiểm lâm viên. Hay như ở xóm Nưa, xã Vầy Nưa, sau khi được tuyên truyền các quy định của pháp luật về những tác hại của việc dùng xung kích điện, thuốc nổ và các chất cấm để khai thác thuỷ sản; tuyên truyền, phổ biến một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo Nghị định số 103/ 2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhiều hộ dân trong xóm tự nguyện giao nộp bộ xung kích điện, không đánh bắt thuỷ sản bằng xung kích điện. Đồng thời, tích cực tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thường xuyên cung cấp nguồn tin có giá trị cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn các đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện, hay dùng các phương tiện đánh bắt thuỷ sản theo phương thức huỷ diệt trên lòng hồ sông Đà...
Với nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với người dân, góp phần làm thay đổi nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, đến hết tháng 6, huyện Đà Bắc có 14/21 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn pháp luật. Đáng ghi nhận, trong 14 xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có 10 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn.
Mạnh Hùng
Sáng 29.7, Bộ Công an vừa có thông tin chính thức về kết quả triệt phá hàng trăm đối tượng người Trung Quốc đánh bạc qua mạng internet tại Hải Phòng.
Tại cơ quan công an, đối tượng cầm đá tấn công đại úy CSGT khai nhận: nguyên nhân hành vi do không kiềm chế được bản thân khi bị lập biên bản.
(HBĐT) - Ngày 29/7, tại Công an tỉnh, Ban Chỉ đạo 09 tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm (2014 - 2019) thực hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28 của Bộ Công an về "Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (BVANTQ) trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT trong tình hình mới”. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công an; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, BCĐ 09 các huyện, thành phố; đại diện các doanh nghiệp, nhà trường, đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn tỉnh và các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.
(HBĐT) - Hơn 10 năm trở lại đây, ma túy đã xâm nhập và khiến vùng quê nghèo yên bình ngày nào giờ không ít lo lắng về tình hình ANTT. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và người dân xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) đã tăng cường các biện pháp đấu tranh để ngăn ngừa, từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi địa bàn.
(HBĐT) - Sau hơn 20 ngày nhiều chủ phương tiện tắt máy, dừng đỗ tại các làn đường làm tê liệt hoạt động của Trạm thu phí đường Hòa Lạc – Hòa Bình. Để giảm bớt tổn thất về kinh tế, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, người dân, đảm bảo việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ được thực hiện theo đúng hợp đồng dự án, ngày 2/7, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị nhà đầu tư thực hiện việc tạm miễn thu phí sử dụng đường bộ đối với tổ chức, người dân là chủ sở hữu hợp pháp của các phương tiện tại khu vực xung quanh trạm thu phí này trong thời gian xây dựng lại phương án miễn, giảm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định có hàng trăm người Trung Quốc hoạt động tại khu đô thị Our City, quận Dương Kinh, để "vận hành" đường dây đánh bạc với số tiền giao dịch lên đến 3 tỉ nhân dân tệ (hơn 10.000 tỉ đồng).