Nhà
trường và phụ huynh đã có những đối chất để làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu
bé - Ảnh: CHÍ TUỆ
Bài
học đắt giá
Thông
thường trên mỗi một chuyến xe đưa đón học sinh, ngoài tài xế còn có một cô giáo
phụ trách việc đưa đón. Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng để
xảy ra sự việc đau lòng trên có lỗi thuộc về tài xế, giáo viên đưa đón và
cô giáo chủ nhiệm.
"Lẽ
ra trước khi tắt máy, đóng cửa xe, người tài xế phải quan sát trong xe, nhất là
khi đối tượng hành khách ở đây là trẻ em. Cô giáo chủ nhiệm khi không thấy học
sinh đến lớp, theo nguyên tắc phải hỏi lại người tài xế xem cháu có đi học
không, nếu không thể gọi được cho tài xế thì phải gọi cho phụ huynh học sinh để
nắm được tình hình.
Thế
nhưng việc này đã không được làm một cách nghiêm túc. Đây là biểu hiện của sự cẩu
thả trong công tác", luật sư Trương Anh Tú cho biết.
Luật
Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP Hà Nội) thì cho rằng trong vụ việc này, trẻ bị chết
do lỗi vô ý vì cẩu thả của người có trách nhiệm, hành vi này có thể bị xử lý theo
khoản 1 Điều 128 Bộ Luật hình sự về tội "Vô ý làm chết người".
Theo
luật sư Nam, trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lý học sinh bắt đầu từ
khi gia đình bàn giao học sinh cho cô giáo chịu trách nhiệm đưa đón. Khi đã nhận
học sinh từ gia đình thì cô giáo đưa đón có trách nhiệm kiểm đếm số học sinh
lên và xuống xe, giao tận tay cho cô giáo chủ nhiệm.
Nếu
làm hết trách nhiệm thì sẽ không có sự việc đáng tiếc xảy ra.
Dạy
kỹ năng sinh tồn rất thiết yếu
Khi
sự việc xảy ra, đã có những câu hỏi được đặt ra về cảm xúc của em bé khi bị nhốt
trong xe một ngày trời. Bé có kêu cứu, đập cửa kính xe, phát tín hiệu để mọi
người biết sự việc không? Từ đó, nhiều người giật mình bởi lâu nay, đã có rất
nhiều ý kiến về việc giáo dục hiện nay đặt nặng việc nhồi nhét kiến thức mà thiếu
các khóa đào tạo về kỹ năng sinh tồn cho trẻ.
Luật
sư Trương Anh Tú cho biết khi vụ việc xảy ra, ông đã mở các clip về kỹ năng
thoát hiểm, dùng búa trên ôtô để thoát hiểm cho trẻ em và dạy cho con những kỹ
năng này.
"Cần
phải đưa vào chương trình giảng dạy các kỹ năng sinh tồn cho trẻ em. Cũng cần
phải xây dựng các quy trình của ngành giáo dục hoặc của từng trường để đảm bảo
an toàn cho học sinh trong công tác đưa đón nói riêng vào mọi hoạt động của nhà
trường nói chung", ông Trương Anh Tú kiến nghị.
Điều
128. Tội vô ý làm chết người
Người
nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.
TheoTuoitre