(HBĐT) - Ngày 17/10, trong cuộc họp báo thông tin về việc ô nhiễm nguồn nước sạch cung cấp cho thành phố Hà Nội, thiếu tá Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Quá trình nắm bắt thông tin, xử lý vụ việc liên quan đến sự cố gây ô nhiễm nguồn nước cho Nhà máy nước sạch sông Đà cung cấp cho thành phố Hà Nội, nhận thấy có dấu hiệu hình sự, ngày 16/10/2019 cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-CSĐT về tội "Gây ô nhiễm môi trường” theo quy định tại điều 235, Bộ luật Hình sự. Hiện, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tập trung truy xét, điều tra, làm rõ đối tượng đổ thải chất thải nguy hại gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước cho Nhà máy nước sạch Sông Đà để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết cơ quan CSĐT đã ra Quyết định khởi tố vụ án gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch cho người dân Hà Nội.
Trả lời các cơ quan báo chí về vấn đề dư luận và người dân quan tâm, trong đó, việc truy tìm đối tượng đổ thải gây ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước cho Nhà máy nước sạch Sông Đà, thiếu tá Nguyễn Hữu Đức cho biết: Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo công an huyện Kỳ Sơn khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, truy tìm phương tiện xả thải; đồng thời, huy động lực lượng khắc phục hậu quả chất thải. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa tìm ra đối tượng đổ thải.
"Để đẩy nhanh tiến độ công tác điều tra, truy xét đối tượng, Công an huyện Kỳ Sơn đã phát động sâu rộng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia tố giác tội phạm, cung cấp thông tin có liên quan đến vụ việc” - thiếu tá Nguyễn Hữu Đức cho biết thêm.
PV
(HBĐT) - "Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có vai trò là cầu nối đưa pháp luật đến với nhân dân và là khâu đầu tiên trong quá trình thi hành pháp luật. Nhận thức rõ điều đó, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) đã coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và triển khai nhiều giải pháp có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL” - đồng chí Nguyễn Văn Mậu, Chủ tịch UBND xã Hợp Thành khẳng định.
Công an TP Cao Bằng vừa phối hợp lực lượng phòng, chống ma túy Công an tỉnh, Công an các địa phương, phá thành công Chuyên án 109H bắt bốn đối tượng mua bán, vận chuyển 42 bánh heroin.
(HBĐT) - Chiều 16/10, Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) quý III, phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2019. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành viên Ban ATGT tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Ngày 15/10, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Dương Minh Thuận (SN 1983), trú tại Bình Gia (Lạng Sơn), Hoàng Thị Muôn (SN 1984), trú tại Mộc Châu (Sơn La) và Nguyễn Tuấn Anh (SN 1984), trú tại thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) về hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy” theo quy định tải điểm h, Khoản 4, Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Tại phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi ở Sơn La, có bị cáo thừa nhận đã nhận nâng điểm thi cho 39 trường hợp vì quan hệ với sếp, đồng nghiệp và nhận hơn 1 tỉ đồng; nhiều trường hợp nhận cả trăm triệu đồng
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài khai: vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang khởi nguồn từ 5 cán bộ lãnh đạo Sở GD&ĐT, trong đó có bị cáo Phạm Văn Khuông, Triệu Thị Chính (đều là phó giám đốc Sở) nhờ nâng điểm cho con em họ. Ngoài ra, bị cáo Hoài cũng được Phó Chủ tịch tỉnh - ông Trần Đức Quý và bà Triệu Thị Giang (em ruột ông Triệu Tài Vinh) nhờ nâng điểm.