(HBĐT) - Trước tình trạng công dân xuất cảnh lao động "chui” ở nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ, BTV Tỉnh ủy đã ban hành các chỉ thị để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Theo lực lượng chức năng, việc triển khai thực hiện đã góp phần làm tình hình "giảm nhiệt”. Tuy nhiên, thực tế tình trạng người dân xuất cảnh lao động trái phép vẫn diễn ra phức tạp và khó kiểm soát, cần tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả.
Cán bộ Phòng Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) thăm, tặng quà cho hộ hoàn cảnh khó khăn có người đi xuất cảnh trái phép trở về tại xã Dân Hòa (Kỳ Sơn).
Tình trạng người dân trong tỉnh xuất cảnh trái phép đi lao động ở nước ngoài nổi cộm từ năm 2014. Theo điều tra của Công an tỉnh, năm 2014, toàn tỉnh có khoảng 1.700 người xuất cảnh lao động "chui”, chủ yếu sang Trung Quốc. Nhiều người bị cuốn vào "vòng xoáy” tìm giấc mơ đổi đời. Song đổi lại là rủi ro rình rập. Đi "chui” không được bảo hộ nên họ phải sống, lao động chui lủi. Cũng vì thế đã có không ít trường hợp bị bóc lột sức lao động, đánh đập, quỵt lương, nhốt tù, ép làm mại dâm, bán đi làm vợ ở vùng nông thôn... và bỏ mạng nơi xứ người. Ngày 2/7/2014, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 32 về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật, vận động nhân dân không tham gia xuất cảnh trái quy định pháp luật và lao động tự do ở nước ngoài.
Để ngăn chặn xuất cảnh lao động "chui”, Công an tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ thị trên. Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tuyên truyền pháp luật về xuất nhập cảnh, kiến thức phòng, chống tội phạm mua bán người... tại vùng sâu, xa, nơi có nhiều người xuất cảnh trái phép. Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an các huyện, thành phố thu thập, củng cố tài liệu liên quan đến dấu hiệu, hoạt động của các đối tượng nghi là đầu mối, đường dây tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và lập chuyên án đấu tranh. Trong đó, năm 2018 - 2019 đã phá 4 vụ án tổ chức đưa hàng trăm người ở các huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu và TP Hòa Bình ra nước ngoài lao động trái phép, bắt 5 đối tượng. Mỗi người phải nộp cho người môi giới, tổ chức khoảng 4 - 6 triệu đồng. Một số người trong đó đã bị đẩy đuổi về nước, có trường hợp mất tích, tử vong.
Đau lòng là trường hợp anh Khà Văn Chung ở xã Mai Hạ (Mai Châu) xuất cảnh "chui” sang Trung Quốc đã tử vong. Thiếu tá Nguyễn Hữu Khiêm, Phòng An ninh điều tra (Công an tỉnh) cho biết: Đặng Văn Trung có hộ khẩu thường trú tại xã Trung Sơn (Lương Sơn), làm rể tại xã Mai Hạ, đã từng đi làm tại Trung Quốc. Theo lời khai, chủ người Trung Quốc nói nếu dẫn thêm người sang, Trung sẽ được hưởng quyền lợi. Trung đã liên hệ với 7 người ở huyện Mai Châu, 3 người ở huyện Lương Sơn và dẫn lên cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), qua sông Ka Long, đi đò sang Trung Quốc. Khi bị lực lượng chức năng Trung Quốc truy đuổi, nhóm 10 người bỏ chạy. Khi tập hợp lại để dẫn về trang trại mía làm lao động chặt mía chỉ còn 9 người, thất lạc anh Chung. Hơn 3 tháng sau, thi thể anh mới được đưa về quê.
"Vụ án thể hiện nhóm tội phạm có tổ chức là Bùi Văn Kiên, hộ khẩu thường trú tại xã Hữu Lợi (Yên Thủy) đã câu kết với Phạm Thị Thành ở Móng Cái (Quảng Ninh) và 1 người ở Trung Quốc. Từ năm 2015 - 2018, các đối tượng đã môi giới, tổ chức cho hàng trăm lượt người trong tỉnh xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc. Đáng chú ý, nhóm này có thể đưa người sang Trung Quốc bằng cả đường tiểu ngạch và chính ngạch. Nhóm đi sang chính ngạch sẽ bỏ trốn rồi ở lại. Qua xác minh tài sản của Kiên có hàng chục tỷ đồng.” - Thiếu tá Nguyễn Hữu Khiêm kể.
Thượng tá Phạm Thị Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) nhận định: Nguyên nhân của tình trạng xuất cảnh lao động "chui” do nhu cầu việc làm, thu nhập; nhận thức của một bộ phận người dân hạn chế. Thủ đoạn chính của tội phạm là lợi dụng mối quan hệ quen biết, hứa sắp xếp công việc ổn định, mức lương hấp dẫn; tập trung vào người dân ở vùng khó khăn, thiếu việc làm, thiếu hiểu biết. Trong khi đó, công tác quản lý công dân xuất cảnh trái phép gặp khó khăn do đối tượng chủ mưu, cầm đầu dùng thủ đoạn tinh vi nhằm che dấu hoạt động phạm tội. Đối tượng tổ chức thường ở Trung Quốc, thông qua người nhà ở địa phương để môi giới, tập hợp số người có nhu cầu đi lao động. Sau đó, liên lạc, hướng dẫn cách thức đi và thống nhất lời khai nếu bị cơ quan chức năng gọi hỏi.
Theo thượng tá Phạm Thị Thu Thủy, những người xuất cảnh "chui” không được đảm bảo quyền lợi, đối mặt với nhiều rủi ro và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Phòng Xuất nhập cảnh đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nắm tình hình, triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đặc biệt là với đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Song, để ngăn chặn một cách hiệu quả, bền vững là trách nhiệm chung của các cấp, ngành. Cụ thể như tạo việc làm, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật... Khi có nhận thức đúng sẽ hành động đúng. Năm 2019, phòng đã phối phợp với Công an, Hội Phụ nữ huyện Yên Thủy, Kỳ Sơn tổ chức 2 buổi tuyên truyền pháp luật cho nhân dân và tặng 20 suất quà, 500.000 đồng/suất cho hộ hoàn cảnh khó khăn có người xuất cảnh trái phép trở về.
Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, theo Công an tỉnh, tình hình xuất cảnh lao động "chui” đã giảm. Năm 2017, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.300 lượt người, năm 2019 còn khoảng 763 lượt người. Trong đó, nhiều nhất là huyện Yên Thủy 183 lượt người, Cao Phong 142 lượt người. Tiếp đến là huyện Tân Lạc 88 lượt người, Kỳ Sơn 77 lượt người, Đà Bắc 65 lượt người, Mai Châu 44 lượt người, Lạc Sơn 40 lượt người, Kim Bôi 36 lượt người, Lạc Thủy 22 lượt người, Lương Sơn 19 lượt người, TP Hòa Bình 47 lượt người. Tuy nhiên, lực lượng cũng nhận định, tình trạng xuất cảnh trái phép ra nước ngoài vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp và khó kiểm soát tại 11/11 huyện, thành phố.
Các đối tượng môi giới đưa ra "bánh vẽ” về viễn cảnh. Cũng có người đi trót lọt gửi tiền về nên nhiều người đã bất chấp nguy hiểm để "đánh canh bạc” với chính cuộc đời mình. Con số thực tế công dân xuất cảnh "chui” có thể cao hơn. Minh chứng là một người dân ở xóm Minh Thành, xã Yên Trị (Yên Thủy) xin giấu tên cho biết, anh xuất cảnh "chui” sang Trung Quốc làm nghề nuôi tôm, mỗi tháng được khoảng 15 triệu đồng. Trong vòng 2 tháng, anh đã đi sang Trung Quốc và về 2 lần mà không gặp khó khăn nào. Điều này đặt ra vấn đề về nắm bắt, quản lý chặt chẽ nhân, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng và tiếp tục triển khai các biện pháp mạnh, hiệu quả để thực hiện phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn xuất cảnh lao động chui. Công an tỉnh cũng kiến nghị cần chú trọng công tác tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới, giáp ranh.
C.L
2 người dân khu phố Trung Kỳ, TP. Sầm Sơn (Thanh Hoá) bị tuyên án tù về tội phát biểu không đúng chỗ, gây rối trật tự.
(HBĐT) - Ngày 28/11, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo: Trần Quang Suất (SN 1953), trú tại tổ 1, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình); Lù A Cha (SN 1993) và Mùa A Hồ (SN 1994), cùng trú tại xã Chiềng Sại, huyện Bắc Yên (Sơn La) về tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
Phạm Thành Hiếu, 32 tuổi, bị tuyên phạt 12 năm tù vì lái container tông 21 xe máy, bốn người chết ở ngã tư Bình Nhựt hồi đầu năm.
(HBĐT) - Thời gian qua, dưới dự chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Công an huyện, Đội Cảnh sát giao thông – trật tự (CSGT - TT) đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn bằng nhiều nội dung, biện pháp phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
Ngày 27/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bốn nhân viên của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba gồm: Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, 24 tuổi, hộ khẩu thường trú huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Trần Quốc Tĩnh, 24 tuổi, hộ khẩu thường trú quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; Huỳnh Ngọc Thiện, 23 tuổi và Phan Quỳnh Long, 22 tuổi, cùng ngụ thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, bị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản” và "Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại khoản 1 Điều 178 và điểm a, b khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự.
(HBĐT) - Ngày 27/11, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Tống Văn Dũng (SN 1988), trú tại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy".