(HBĐT) - LTS: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (BTN) được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Luật gồm 6 chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nội dung cơ bản của luật:

Chương I: Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; phân loại BTN; nguyên tắc phòng, chống BTN; chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN; cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống BTN; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống BTN và những hành vi bị nghiêm cấm.

Phân loại BTN: Luật phân loại BTN thành 3 nhóm, nêu tên cụ thể của từng BTN trong các nhóm. Đây là quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống BTN, giúp nhân dân biết để từ đó xây dựng ý thức về phòng, chống BTN trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc phân loại cụ thể BTN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc lựa chọn các biện pháp phòng ngừa BTN và chống dịch phù hợp với từng loại bệnh dịch.

Nguyên tắc phòng, chống BTN: Luật quy định 4 nguyên tắc cơ bản làm "sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ nội dung luật, đó là: "Lấy phòng bệnh là chính, trong đó, thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát BTN là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống BTN. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống BTN; lồng ghép các hoạt động phòng, chống BTN vào trong các chương trình phát triển KT-XH. Công khai, chính xác, kịp thời các thông tin về dịch. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch”.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN: Luật quy định một số chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống BTN như ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng; ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện BTN, nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm y tế; hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống BTN; huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống BTN...

Chương II: Phòng bệnh truyền nhiễm.

Quy định về phòng bệnh truyền nhiễm gồm:

- Thông tin – giáo dục – truyền thông về phòng, chống BTN;

- Vệ sinh phòng BTN;

- Giám sát BTN;

- An toàn sinh học trong xét nghiệm;

- Sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế phòng bệnh;

- Phòng lây nhiễm BTN tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III: Kiểm dịch y tế biên giới (KDYTBG) quy định về đối tượng, địa điểm KDYTBG, nội dung KDYTBG và trách nhiệm trong việc thực hiện KDYTBG.

Nội dung của chương tập trung vào một số quy định nhằm ngăn chặn nguồn BTN lây từ nước ngoài vào Việt Nam như: bắt buộc khai báo y tế đối với tất cả các hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa, phương tiện vận tải nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam; kiểm tra y tế đối với các trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh, hoặc có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hoặc mang tác nhân gây BTN phải kiểm dịch; xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm BTN phải kiểm dịch. Trong đó đáng chú ý là quy định cho phép cơ quan KDYTBG áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly trong trường hợp hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải có dấu hiệu mang mầm bệnh thuộc nhóm A không thực hiện yêu cầu cách ly để kiểm tra y tế.

(Còn nữa)

Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Xử lý 73 vụ vi phạm về kinh doanh hàng hóa

(HBĐT) - Trong tháng 2, các cơ quan chức năng của tỉnh đã chủ động, tích cực triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Theo đó, lực lượng chức năng đã kiểm tra 178 vụ, phát hiện vi phạm và tiến hành xử lý 73 vụ với tổng số tiền xử phạt 112,300 triệu đồng.

Xử phạt 10 triệu đồng chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật

Chiều 15-3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành làm rõ và ra quyết định xử phạt 10 triệu đồng đối với bà Ngụy Như Ph. (SN 1995), trú ở phường Phú Hậu (TP Huế) về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội Facebook.

Xử lý các đối tượng đăng thông tin sai sự thật về dịch COVID-19

Ngày 14/3, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, cơ quan Công an đã mời đối tượng Nguyễn Hữu Toàn (28 tuổi, cư ngụ ở ấp An Nghiệp, xã Vĩnh Mỹ B, nghề nghiệp làm ruộng), chủ tài khoản Facebook Hữu Toàn, đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội Facebook về dịch COVID-19.

Xã Vũ Bình: Huy động sự vào cuộc của nhân dân trong giữ gìn an ninh trật tự

(HBĐT) - Ngày 23/1, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ mất trộm xe máy xảy ra tại phố Lâm Hóa, lực lượng Công an xã Vũ Bình (Lạc Sơn) đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với tổ an ninh nhân dân cơ sở và người dân địa phương truy xét, làm rõ. Chỉ sau một thời gian ngắn khoanh vùng, xác định, Công an xã bắt được đối tượng gây ra vụ trộm là Phạm Văn Quý, trú ở xóm Đạn, thu hồi tang vật trả lại cho phía bị hại. Đồng thời, bàn giao đối tượng cho Công an huyện xử lý theo thẩm quyền.

Bắt tạm giam cựu thượng tá công an "đưa hối lộ" trong vụ nâng điểm ở Sơn La

Chiều tối 13-3, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Minh Khoa, cựu thượng tá công an tỉnh, trong vụ án gian lận điểm tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Đề nghị phạt 15-18 tháng tù giam đối với nguyên chánh thanh tra Bộ TT-TT

Ngày 12-3, TAND tỉnh Phú Thọ đã mở lại phiên xét xử sơ thẩm đối với nguyên chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) Đặng Anh Tuấn về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến đường dây đánh bạc ngàn tỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục