Trong phiên phúc thẩm "đại án” AVG ngày 23/4, bị cáo Nguyễn Bắc Son – cựu Bộ trưởng TT&TT nói hành vi "nhận hối lộ” 3 triệu USD là đặc biệt lớn, chưa từng có tiền lệ. Ông Son viện dẫn đã khắc phục hậu quả, thành khẩn, đã phải nhận các hình thức kỷ luật do đó xin hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét cho bị cáo giảm nhẹ án tù ở mức thấp nhất có thể.
"Án chung thân là quá nặng”
Ngày 23/4, TAND Cấp cao ở Hà Nội mở phiên phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, "Đưa hối lộ”, "Nhận hối lộ” xảy ra tại Tổng Cty Viễn thông MobiFone. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của ông Nguyễn Bắc Son - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng 8 bị cáo khác.
Sau khi hoàn tất thủ tục, ông Nguyễn Bắc Son là người đầu tiên trong 9 bị cáo trả lời xét hỏi của HĐXX. Trước đó một ngày, cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT gửi đơn xin hoãn phiên tòa do gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, chủ tọa bác đề nghị này và cho biết sẽ có lực lượng y tế hỗ trợ ông Son trong 4 ngày tòa làm việc.
Tại phiên toà, ông Son cho biết bản án sơ thẩm tuyên bị cáo mức án tù chung thân về 2 tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vốn sử dụng đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và "Nhận hối lộ” là quá nặng. Đối với tội "Nhận hối lộ”, ông Son cho biết bản thân rất ân hận khi để xảy ra sai phạm này. Nhưng quá trình giải quyết vụ án, bị cáo đã nhận ra trách nhiệm của mình và đã kiểm điểm, thành khẩn nhận khuyết điểm.
Trả lời câu hỏi của HĐXX ai là người phải chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án, ông Son giãi bày quá trình bị tạm giam, bị cáo nhiều đêm suy nghĩ không ngủ được. Bị cáo thấy mình là người đứng đầu, nên rất ân hận. Giải thích lý do xin giảm án, ông Son trình bày, bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ, đóng góp một phần nhỏ trong việc khắc phục hậu quả cho MobiFone.
Tiếp lời, ông Son nói trước HĐXX rằng, lúc đầu không biết dự án thuộc nhóm A phải do Thủ tướng phê duyệt, cho đến khi được cấp dưới báo. Ông thừa nhận ký quyết định phê duyệt dự án khi chưa được Thủ tướng chấp thuận. Bị cáo thành khẩn nhận trách nhiệm của người đứng đầu.
"Xin HĐXX cho bị cáo được áp dụng đầy đủ, triệt để các tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo mong tòa cho bị cáo được hưởng thêm các chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước”, ông Nguyễn Bắc Son nói trước toà.
Các bị cáo đồng loạt xin giảm án
Chủ tọa Nguyễn Văn Sơn tiếp tục truy vấn, dẫn chứng từng có một vụ án mà một bị cáo nhận hối lộ 10 tỷ đã phải lĩnh án tử hình. Trong thương vụ AVG, ông Son nhận hối lộ 3 triệu USD (khoảng 64 tỷ đồng). Ông Son thừa nhận đây là hành vi rất xấu. Số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn, chưa từng có trong tiền lệ. Bị cáo được Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng để xảy ra sai phạm nghiêm trọng là nhận tiền của Phạm Nhật Vũ.
Vậy vì sao quá trình điều tra bị cáo không khai rõ số tiền mà đến phiên sơ thẩm mới thừa nhận việc nhận hối lộ? Trả lời HĐXX, ông Son cho biết sau khi bị bắt, bị cáo đã tác động gia đình nhưng chưa được. Sau đó, bị cáo nghĩ Đảng và Nhà nước có chính sách khoan hồng cho người có thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên bị cáo tiếp tục viết thư cho gia đình đề nghị khắc phục hậu quả.
Tiếp đó, ông Nguyễn Bắc Son trích dẫn nhiều nội dung trong Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người thành khẩn khai báo, khắc phục toàn bộ thiệt hại gây ra. Kết thúc phần xét hỏi, ông Son tiếp tục mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo ở mức thấp nhất có thể.
Cũng trong phiên toà, HĐXX xét hỏi nhiều bị cáo khác như: Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phạm Thị Phương Anh, Hồ Tuấn, Hoàng Duy Quang, Hồ Tuấn. Tất cả các bị cáo này đều nhận tội và xin HĐXX xem xét, giảm mức án. Trong đó, đa số các bị cáo này đều trình bày lý do, quá trình công tác có nhiều thành tích và hiện tại tuổi cao sức yếu, thường xuyên vào viện điều trị, mong được có cơ hội sớm được trở về với cộng đồng, gia đình.
Ông Son thừa nhận đây là hành vi rất xấu. Số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn, chưa từng có trong tiền lệ. Bị cáo được Nhà nước tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng nhưng để xảy ra sai phạm nghiêm trọng là nhận tiền của Phạm Nhật Vũ.
Theo Tienphong
(HBĐT) - Liên quan đến vụ hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích xảy ra tại thị trấn Lương Sơn ngày 19/4/2020, Công an huyện Lương Sơn đã quyết định khởi tố vụ án về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Công an huyện đã đấu tranh làm rõ có 12 đối tượng tham gia. Trong đó có 8 đối tượng trực tiếp dùng hung khí đập phá tài sản, đánh người gây thương tích. Ngày 19/4/2020 đã ra lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự đối với 3 đối tượng gồm Lê Văn Trường (SN 1974) cùng con trai Trường là Lê Hải Long (SN 1998), Trần Văn Đoàn (SN 1984) đều trú tại tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn.
Lúc 19 giờ tối 21-4, Công an tỉnh Thái Bình thông tin cho biết: Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với: Nguyễn Xuân Đường (tức Đường "Nhuệ”), trú tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá (TP Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 18-11-2014 tại trụ sở Công an phường Trần Lãm (TP Thái Bình).
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Lạt đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hành hung nhân viên bảo vệ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Lạt khi được thông báo về việc khai báo y tế.
(HBĐT)- Theo thông tin từ Công an huyện Lương Sơn, khoảng 15h30 ngày 19/4/2020, xe ô tô BKS 29H-173.90 chở vật liệu xây dựng do anh Đặng Tiến Tiến, trú tại Ứng Hòa (Hà Nội) điều khiển (xe do bà Trần Thị Lịch, trú tại Thụy Khuê, Tây Hồ (Hà Nội) thuê trước đó) đi từ trong khu vực xây dựng ở tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn ra đường Trường Sơn A, thì bị một nhóm khoảng 10 người cùng gia đình ông Lê Văn Trường chặn lại. Các đối tượng này đã dùng gậy, tuýp sắt, xà beng đập phá, làm hư hỏng toàn bộ kính cửa xe, kính chắn gió chiếc xe ô tô anh Tiến điều khiển. Khi gia đình bà Lịch ra ngăn cản, 1 đối tượng đã dùng gậy đánh vào đầu, gây thương tích cho ông Vi Văn Chiến, chồng bà Lịch.