Bốn là, Điều 9, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đã quy định rõ hơn về các điều kiện xin giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam, nhằm tạo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng đúng quy định tại khoản 3, Điều 19, khoản 5, Điều 23 của Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong đó quy định các trường hợp đặc biệt: Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Đồng thời, để tạo thuận lợi cho người (gốc Việt) xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo đúng tinh thần của Luật Quốc tịch, Điều 14 Nghị định đã có quy định khá "mở” theo hướng người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc khoản 5, Điều 23 của Luật Quốc tịch chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau, thì được coi là "trường hợp đặc biệt” để trình Chủ tịch nước xem xét quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài, gồm: Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng; không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Có thể thấy, quy định về "trường hợp đặc biệt” nêu trên tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết hồ sơ quốc tịch; tránh được tình trạng có cách hiểu khác nhau, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Năm là, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm chính về công tác quốc tịch trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo khoản 3, Điều 21, Luật Quốc tịch Việt Nam) vào Nghị định tại Điều 11. Bộ Tư pháp cần chủ động trong quá trình giải quyết hồ sơ quốc tịch.

Vì vậy, tiếp theo quy định tại Điều 9 Nghị định (về những trường hợp đặc biệt), tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau: "Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam, đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 1, Điều 9 của Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để yêu cầu người xin nhập quốc tịch tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài”. Nếu sau một thời gian nhất định (9 tháng) mà người đó không thôi quốc tịch nước ngoài, thì Bộ Tư pháp sẽ trả lại hồ sơ.

Nghị định số 16/2020/NĐ-CP, ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các loại việc về quốc tịch, khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong công tác quốc tịch thời gian qua.

Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Điểm mới Nghị định số 16 quy định chi tiết một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 3/2/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 20/3/2020), thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP. Báo Hòa Bình xin giới thiệu một số điểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP.

Bắt giữ, xử lý 7 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 188 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 38 tổ chức, doanh nghiệp và 150 cá nhân, hộ gia đình. Trong tháng 4, các cơ sở đã nhập 29 nghìn m3 gỗ, tổng giá trị 30.577 triệu đồng; xuất ra 27 nghìn m3, tổng giá trị  53.552 triệu đồng. Các chủ rừng và người dân trên địa bàn tỉnh đã khai thác cây phân tán được 437 m3; 16,2 nghìn ste củi; 127,5 nghìn cây bương, tre, luồng; 3 tấn vỏ quế, 84,5 tấn măng tươi; 200 kg nấm các loại và 14 tấn dược liệu…

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Đăng thông tin không chính xác, chưa được kiểm chứng lên mạng xã hội gây hoang mang dư luận; không đeo khẩu trang tại nơi công cộng; tụ tập đông người; cơ sở kinh doanh thuốc tân dược không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; vi phạm trong niêm yết giá... Đây là những việc làm vi phạm nghiêm trọng vào việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và đã được các cơ quan chức năng của tỉnh đã quyết liệt xử lý nghiêm.

Tạm giữ đối tượng đưa thông tin sai về dịch Covid-19

Ngày 19-4, Công an TP Vinh (Nghệ An) cho biết vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Hoài Nam trú tại xã Hưng Lộc, TP Vinh về hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự.

Xử phạt Chi nhánh Công ty cổ phần Mediamart Việt Nam tại Hòa Bình 15 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 17/4/2020, UBND thành phố Hòa Bình đã có quyết định số 1117/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Chi nhánh công ty cổ phần Mediamart Việt Nam tại Hòa Bình (địa chỉ số 321A, đường Cù Chính Lan, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình).

Hành hung cán bộ phòng chống dịch COVID-19, 4 đối tượng lĩnh 30 tháng tù giam

Bốn đối tượng tấn công tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã phải lĩnh án tù giam từ 6 đến 9 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục