Sáng 27/4/2020, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa vụ án Hà Văn Thắm và 7 đồng phạm ra xét xử sơ thẩm về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng."



Bị cáo Hà Văn Thắm (48 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương - Oceanbank) và đồng phạm tại phiên xét xử. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 27/4, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank) cùng 7 đồng phạm về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 221, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là vụ án thứ 3 liên quan đến Hà Văn Thắm bị đưa ra xét xử.

Bảy đồng phạm cùng ra hầu tòa với bị cáo Hà Văn Thắm trong vụ án này gồm Lê Thị Thu Thủy (sinh năm 1977, nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank), Vũ Thị Thùy Dương (sinh năm 1980, nguyên Giám đốc Khối Kế toán và giao dịch trong nước OceanBank), Đinh Thị Hồng Hương (sinh năm 1980, nguyên Phó Giám đốc Khối Kế toán và giao dịch trong nước, Hội sở chính OceanBank), Trần Thị Thu Hồng (sinh năm 1982, nguyên Trưởng Phòng Kế toán nội bộ - Khối Kế toán và giao dịch trong nước, Hội sở chính OceanBank), Đào Thị Nhài (sinh năm 1978, nguyên Trưởng Phòng PR - Khối Marketing và quan hệ công chúng, Hội sở chính OceanBank), Lê Thị Quyên (sinh năm 1982, nguyên chuyên viên Phòng PR - Khối Marketing và quan hệ công chúng, Hội sở chính OceanBank), Hoàng Văn Tuyến (sinh năm 1975, nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương).

Trong số này, hai bị cáo là Hà Văn Thắm và Lê Thị Thu Thủy đang chấp hành án tại Trại giam (của bản án trước đó đã có hiệu lực pháp luật); 6 bị cáo còn lại được tại ngoại, bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Có tổng số 6 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Ngoài ra, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử còn triệu tập hơn 30 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Phiên tòa được thực hiện theo đúng quy định về giãn cách xã hội trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa đều nghiêm túc đeo khẩu trang trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa. Các vị trí ngồi trong phiên tòa đảm bảo khoảng cách theo quy định.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao công bố tại phiên tòa nêu rõ từ năm 2010 đến năm 2014, theo chỉ đạo của Hà Văn Thăm, OceanBank đã chi hơn 1.576 tỷ đồng tiền lãi suất ngoài hợp đồng trái quy định của pháp luật cho các khách hàng gửi tiền tại OceanBank (giai đoạn 1 vụ án).

Do đã tạm ứng để chi cho các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, không còn nguồn tiền để hoàn ứng, Lê Thị Thu Thủy đã báo cáo Hà Văn Thắm tìm cách giải quyết. Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy phối hợp với bộ phận PR, Văn phòng và kế toán ký kết, hợp thức 44 hợp đồng (khống/nâng khống) với 19 đối tác trong và ngoài Tập đoàn Đại Dương với nội dung cung cấp thẻ Gym, thuê biển quảng cáo, tổ chức hội nghị, in tờ rơi... có tổng giá trị là hơn 133,8 tỷ đồng.

OceanBank đã hạch toán kế toán qua các tài khoản VAT đầu vào, chi phí vật liệu khác; chi xuất bản tài liệu, tiếp thị quảng cáo, tiếp thị khuyến mại không có hóa đơn; chi phí hội nghị; chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí thuê tài sản, thanh toán (chuyển khoản) vào tài khoản của các đối tác là 133 tỷ đồng.

Sau khi nhận tiền do OceanBank thanh toán, các đối tác đã chuyển trả lại cho OceanBank số tiền hơn 84 tỷ đồng để hoàn ứng chi lãi ngoài và chi lãi ngoài, hoàn ứng chi phí truyền thông, chi đối ngoại… Số tiền các đối tác có thực hiện tại các hợp đồng là hơn 26,5 tỷ đồng, nộp thuế giá trị gia tăng là gần 11,5 tỷ đồng, chiếm hưởng là hơn 10,6 tỷ đồng. Trong đó, Viện Kiểm sát xác định số thuế giá trị gia tăng đã nộp cho phần giá trị thực làm là hơn 2,4 tỷ đồng; số thuế giá trị gia tăng đã nộp cho phần giá trị khống/nâng khống là hơn 9 tỷ đồng.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kết luận, hành vi ký kết, hạch toán, thanh toán các hợp đồng khống/nâng khống của các bị cáo dẫn đến hậu quả là OceanBank phải hạch toán kế toán số tiền không có thật, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng.

Trong vụ án, Hà Văn Thắm bị xác định là người đã ra chủ trương, phân công, chỉ đạo lãnh đạo OceanBank và các đối tác thuộc Tập đoàn Đại Dương phê duyệt, ký kết 44 hợp đồng khống/nâng khống, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Hà Văn Thắm đã bị xét xử về tội "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” trong giai đoạn 1 của vụ án này đối với hành vi chi lãi ngoài hơn 65 tỷ đồng. Do vậy, Hà Văn Thắm chỉ còn phải chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại cho OceanBank là hơn 41 tỷ đồng.

Đối với Lê Thị Thu Thủy, Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo đã tiếp nhận chủ trương của Hà Văn Thắm, chỉ đạo bộ phận Kế toán và PR tìm kiếm, ký kết, thanh toán, hạch toán, mở tài khoản, chi tiền từ các hợp đồng khống/nâng khống; phê duyệt thanh toán 44 hợp đồng khống/nâng khống có giá trị hơn 133 tỷ đồng; ký 15 hợp đồng khống/nâng khống có giá trị hơn 60 tỷ đồng. Lê Thị Thu Thủy đã đồng phạm giúp sức tích cực nhất cho Hà Văn Thắm trong vụ án này.

Đối với bị cáo Đinh Thị Hồng Hương, Viện Kiểm sát nhận định bị cáo đã có hành vi ký nháy hợp thức hợp đồng; kiểm soát thanh toán; theo dõi tiền nhận về OceanBank của 12 hợp đồng khống/nâng khống có giá trị là 35 tỷ đồng, trong đó chi phí thực làm là hơn 2,6 tỷ đồng...

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày./.


                           Theo Vietnamplus

Các tin khác


Hiệu quả tiếp nhận phản ánh xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông

Liên tiếp trong thời gian gần đây, thông qua tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trên mạng xã hội bằng hình ảnh, clip, lực lượng công an đã xác minh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT), hầu hết các vi phạm về TTATGT gây bức xúc trong người dân và xã hội từng bước được xử lý theo quy định.

Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục