(HBĐT) - Lần nào cũng vậy, khi tiếng máy nổ giòn, chiếc thuyền chuẩn bị rời bến, anh Bùi Mạnh Cường ở xóm Mới, xã Thung Nai (Cao Phong) hoàn thành việc kiểm tra các phương tiện cứu hộ, yêu cầu những người có mặt trên thuyền mặc áo phao đầy đủ như một thói quen suốt nhiều năm qua.
Cán bộ, chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh) thường xuyên bám nắm địa bàn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho Nhân dân về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, góp phần giữ bình yên sông nước.
Mặc áo phao cũng như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
Không chỉ anh Cường mà ở xã Thung Nai hay các xã vùng lòng hồ như Suối Hoa (Tân Lạc), Sơn Thủy, Tân Thành (Mai Châu), Vầy Nưa, Tiền Phong, Yên Hòa (Đà Bắc)... từ lâu nay bất cứ ai cũng vậy. Mỗi khi bước chân lên thuyền, dù là thuyền to hay thuyền nhỏ đều mặc áo phao, mang theo phương tiện nổi cứu sinh như một thói quen khó bỏ. "Người dân chúng tôi đã quen với việc mặc áo phao khi đi trên các phương tiện thủy tham gia giao thông trên tuyến lòng hồ Hòa Bình, cũng giống như đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Đã lên thuyền phải mặc áo phao, có phương tiện nổi cứu sinh. Nếu không có áo phao và phương tiện cứu sinh đảm bảo, nhất định chúng tôi không đi, kể cả phương tiện của gia đình, do mình điều khiển”- ông Bùi Đăng Quân, xóm Mới, xã Thung Nai chia sẻ.
Đại úy Bạch Công Thi, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông đường thủy (CSGTĐT) - Công an tỉnh cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tuyến sông chính chảy qua. Trong đó, tuyến sông Đà thuộc danh mục tuyến sông quốc gia. Hoạt động giao thông đường thủy của tỉnh cũng chủ yếu tập trung trên tuyến sông này. Chiều dài toàn tuyến khoảng hơn 100 km, qua các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong và TP Hòa Bình. Toàn tỉnh hiện có 5 cảng, 28 bến thủy nội địa đang hoạt động, 1.256 phương tiện thủy nội địa (có 269 phương tiện chở khách, chủ yếu hoạt động trên hồ Hòa Bình). Mặc dù còn nhiều phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhưng liên tục nhiều năm liền, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy nghiêm trọng nào. "Có được kết quả này là do các đơn vị chức năng phối hợp cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ở những vùng sông nước đã xây dựng, lan tỏa được nét văn hóa giao thông đường thủy gắn với bình yên sông nước” - đại úy Bạch Công Thi chia sẻ.
Giữ cho vùng sông nước bình yên
Theo đó, trong 5 năm qua, lực lượng CSGTĐT đã chủ động phối hợp các đơn vị chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương có tuyến đường thủy đi qua tổ chức 50 cuộc tuyên truyền, đưa Luật Giao thông đường thủy nội địa đi vào cuộc sống cho hàng chục nghìn người dân vùng lòng hồ. "Chính từ việc chú trọng, kiên trì đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông cho người dân của lực lượng CSGTĐT trong những năm qua, đã từng bước hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông trên các phương tiện thủy, với suy nghĩ nhất quán từ người lớn đến trẻ em là đã lên tàu, thuyền phải mặc áo phao. Không có áo phao, không có phương tiện nổi cứu hộ, tàu thuyền không xuất bến”- ông Lương Công Thảo, Trưởng Bến cảng du lịch Thung Nai (Cao Phong) cho biết. Có sự đồng thuận của người dân, cùng với các cấp, các ngành, địa phương, lực lượng CSGTĐT đã xây dựng, duy trì được 1 mô hình "Bến đò an toàn”, 1 mô hình "Khu dân cư an toàn ven hai bên bờ sông Đà”, 1 mô hình "Tuyến sông văn hóa - an toàn”, 2 mô hình "Nhân dân tự quản về TTATGT, trật tự xã hội đường thủy”; 1 mô hình "HTX vận tải hành khách an toàn”, 1 mô hình "Bến khách an toàn”.
Ngoài việc xây dựng, duy trì các mô hình "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, lực lượng CSGTĐT tích cực tham gia đấu tranh hiệu quả với tội phạm trên tuyến. Trong 5 năm qua, thông qua công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT đường thủy, lực lượng CSGTĐT đã lập biên bản 381 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng; chủ động đấu tranh, phát hiện, bắt giữ 24 vụ khai thác cát, sỏi trái phép, tạm giữ 30 phương tiện, tịch thu hơn 3.000 m3 cát, sỏi; bắt 18 vụ đánh bắt cá bằng xung kích điện; bắt 12 vụ đánh bắt cá tại vùng cấm khu vực Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Nhờ đó, tình hình TTATGT đường thủy trên địa bàn tỉnh ổn định, giao thông thông suốt. Trên các tuyến đường thủy không để xảy ra điểm nóng, phức tạp về TTATGT và TTATXH, không để xảy ra những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng... Từ đó, nhiều nét đẹp trong "Văn hóa giao thông đường thủy gắn với bình yên sông nước” được hình thành, lan tỏa, phát huy sâu rộng trong đời sống Nhân dân
.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Thực hiện phong trào Toàn dân Bảo vệ ANTQ, huyện Tân Lạc đã xây dựng được trên 200 mô hình, trong đó có 159 mô hình khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, 7 mô hình giáp ranh, 6 mô hình cơ quan, 29 mô hình trường học an về ANTT.
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều người có uy tín (NCUT) đã và đang trở thành nhân tố tích cực, cánh tay nối dài, cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), giữ vững ổn định ANCT - TTATXH ở cơ sở.
Ông Hoàng Thanh Hà, 46 tuổi, giám đốc doanh nghiệp vận tải, bị khởi tố do giao xe cho người không đủ điều kiện cầm lái, ngày 8/10.
(HBĐT) - Ngày 7/10, Ban CHQS huyện Lạc Thủy tổ chức khai mạc huấn luyện quân nhân dự bị năm 2020 cho 54 quân nhân dự bị của 7 đơn vị. Đây là cán bộ khung B của Tiểu đoàn dự bị động viên huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Vừa qua, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Lạc Thủy phối hợp với UBND xã An Bình tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cho gần 50 cán bộ đảng viên, hội viên các đoàn thể của xã.
(HBĐT) - Ngày 7/10, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn đã ký quyết định khen thưởng đột xuất cho tập thể Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy và 12 cá nhân thuộc Công an huyện đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn.