Dự án "Tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Hòa Bình trong phòng, chống bạo lực giới (PCBLG)", giai đoạn 2019-2020 thông báo tuyển thành viên tham gia khảo sát đánh giá cuối kỳ, với chuyên gia đánh giá độc lập và các đại diện từ tất cả các bên liên quan của huyện, thành phố, xã, xóm, cộng đồng về thực hiện dự án.

 

Cơ quan ký hợp đồng: Hội LHPN tỉnh Hòa Bình.

 

Giới thiệu chung về dự án: Hội LHPN tỉnh Hòa Bình là tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của MTTQ tỉnh Hòa Bình. Với chức năng, nhiệm vụ là đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới; tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc...

Dự án nhằm tạo quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt tập trung vào phụ nữ dân tộc thiểu số, đây là nhóm phụ nữ còn hạn chế về nhận thức, trình độ, hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật, bảo vệ chính mình để không vi phạm pháp luật, tăng cường phối hợp đa ngành trong thực hiện luật, truyền thông nâng cao nhận thức, tư vấn pháp luật và tư pháp; tài liệu hoá các bài học kinh nghiệm để nhân rộng mô hình PCBLG.

Mục tiêu của đánh giá cuối kỳ

Khảo sát đánh giá cuối kỳ là một trong những hoạt động của dự án, nhằm đánh giá lại nhận thức, hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật của hội viên phụ nữ và trẻ em gái,đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tại các địa bàn thực hiện dự án sau gần 2 năm triển khai. Rà soát xác định được mục tiêu,kết quả dự án đã đạt được,những tác động của dự án đến bình đẳng giới,bạo lực trên cơ sở giới đối với nhóm đối tượng dự án tác động, gồm phụ nữ dân tộc thiểu số và trẻ em gái.

Mục tiêu cụ thể: Tính phù hợp của dự án với nhu cầu cộng đồng và bối cảnh chính sách địa phương; mức độ hoàn thành mục tiêu và các kết quả dự kiến; tác động tới cộng đồng và phụ nữ trong thực hiện,hưởng thụ kết quả dự án; đưa ra các bài học kinh nghiệm, kiến nghị giải pháp duy trì hoạt động dự án khi dự án kết thúc.

Nội dung thỏa thuận: Chuyên gia sẽ phối hợp với Ban quản lý dự án, Hội Phụ nữ cơ sở triển khai các hoạt động khảo sát, đánh giá cuối kỳ.

Yêu cầu đối với tư vấn:

- Có bằng thạc sỹ trở lên về các chuyên ngành liên quan được đề cập trên và ít nhất 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.

- Có hiểu biết,kinh nghiệm làm việc tại các xã dự án thuộc tỉnh Hòa Bình và cách tiếp cận cộng đồng, đặc biệt với cộng đồng dân tộc thiểu số.

- Có kinh nghiệm thực hiện các nghiên cứu, điều tra và sử dụng các phương pháp thống kê.

- Có kỹ năng phân tích dữ liệu, tổng hợp và đưa ra khuyến nghị.

- Có kiến thức về các dự án phát triển cộng đồng, bình đẳng giới.

- Có kinh nghiệm sử dụng phương pháp có sự tham gia và công cụ nghiên cứu phát triển.

- Có kinh nghiệm làm việc với chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng.

Thời gian thực hiện dự kiến: Từ ngày 10 - 20/12/2020.

Địa điểm: 16 xã thuộc 4 huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy.

Nhiệm vụ của thành viên (chuyên gia) tham gia khảo sát, chuyên gia:

- Chuẩn bị và xây dựng bản đề cương nghiên cứu cụ thể, đề cương báo cáo cho dự án để thống nhất về nội dung,phương pháp nghiên cứu. Bản đề cương phải bao hàm tất cả các lĩnh vực liên quan đến chuyến nghiên cứu.

- Chuẩn bị các công cụ phục vụ nghiên cứu như phiếu điều tra, bảng câu hỏi, các bảng biểu thu thập thông tin đối với cá nhân,tổ chức tiếp cận nghiên cứu,cần lưu ý đến yếu tố giới và dân tộc.

- Thực hiện vai trò tư vấn chính cho hoạt động triển khai nghiên cứu điều tra tại hiện trường và tiến hành theo phương pháp có sự tham gia.

- Tập huấn cho điều tra viên địa phương về thu thập thông tin định tính,định lượng để tham gia hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này ở hiện trường.

- Phối hợp các đối tác liên quan, chính quyền địa phương để thu thập các thông tin hiện có.

- Dự thảo báo cáo về các kết quả chính của đợt khảo sát sẽ được gửi tới Ban quản lý dự án để nhận được ý kiến đóng góp. Sau đó hoàn chỉnh báo cáo dựa trên các phản hồi nhận được.

- Trình bày các kết quả chính của đợt khảo sát trước các đối tác liên quan của dự án tại hội thảo tổng kết dự án, nhằm thu thập các ý kiến đóng góp để hoàn chỉnh báo cáo.

Hồ sơ dự tuyển:

- Thư ứng tuyển.

- Sơ yếu lý lịch (hoặc CV) của chuyên gia.

- Đề xuất trước bản đề cương thực hiện, đề cương báo cáo và kế hoạch công việc.

- Dự toán kinh phí (bao gồm cả chi phí đi lại, ăn ở nếu có).

Hạn nộp hồ sơ trước 17h ngày 25/11/2020.

Thông tin liên hệ:

Ứng viên có quan tâm, xin vui lòng gửi hồ sơ theo địa chỉ email: vanphongpnhoabinh@gmail.com, hoặc gửi trực tiếp tại Văn phòng Hội LHPN tỉnh Hòa Bình. Địa chỉ: phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Điện thoại: 02183.852209; 0399.255.899 (đồng chí Nga); 0948.531.899 (đồng chí Liên).

 


Các tin khác


Xây dựng được 30 mô hình làng, bản văn hóa, quốc phòng và an ninh 

(HBĐT) - Mô hình làng, bản văn hóa, QP-AN được đánh giá là 1 trong 10 mô hình hiệu quả do LLVT tỉnh triển khai xây dựng và thực hiện trong thời gian qua. Trước đó, LLVT tỉnh đã xây dựng được 29 mô hình ở các địa bàn: xóm Mời Mít, xã Yên Mông (TP Hòa Bình); xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong); thôn Ngai Long, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy); xóm Mom, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình)…

Lực lượng vũ trang tỉnh: Tiếp bước truyền thống hào hùng của các thế hệ cha anh

(HBĐT) - 73 năm về trước, tại xóm Giằng Xèo, khi đó thuộc xã Tu Lý, nay là Tú Lý (Đà Bắc) có địa thế thuận lợi cho việc huấn luyện và bảo mật, được Ban Cán sự Đảng tỉnh chọn và quyết định mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên. Từ một lớp huấn luyện quân sự được trang bị vũ khí thô sơ, LLVT tỉnh đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, phối hợp cùng bộ đội chủ lực lập nên những chiến công vang dội. Một thời máu lửa đã lùi xa, nhưng tinh thần hào hùng ấy vẫn luôn được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) LLVT tỉnh tiếp bước phát huy.

“Dân vận khéo” xây dựng làng văn hóa, quốc phòng - an ninh ở xã Tây Phong

(HBĐT) - Năm 2018, mô hình làng văn hóa, QP-AN được triển khai tại xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong). Thực hiện hiệu quả công tác dân vận, Ban CHQS huyện cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã khơi dậy tình quân dân chung sức, đồng lòng. Sau 2 năm đã tạo nên nhiều khởi sắc cho xóm Bảm.

Phát hiện, xử lý 117 trường hợp vận chuyển hàng hóa vi phạm 

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an tỉnh, từ đầu năm đến nay, lực lượng Công an tỉnh phối hợp các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 117 trường hợp vận chuyển hàng hóa vi phạm về nhãn mác, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái. 

18 trường hợp người nước ngoài vi phạm quy định về nhập cảnh, cư trú

(HBĐT) - Theo báo cáo của Công an tỉnh, trong 9 tháng năm nay, lực lượng Công an tỉnh đã quản lý chặt chẽ hoạt động của 12.276 lượt người nước ngoài đến địa bàn. Phát hiện, xử lý 18 người vi phạm quy định về nhập cảnh và cư trú.

Cảnh sát giao thông huyện Tân Lạc:Tích cực tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông

(HBĐT) - Theo kế hoạch, đầu năm học 2020-2021, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Tân Lạc phối hợp các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 8 đợt tuyên truyền tại các nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về an toàn giao thông trước năm học mới. Với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, hoạt động tuyên truyền của CSGT Tân Lạc luôn được người dân, học sinh đón nhận, lan tỏa ý thức chấp hành Luật Giao thông đường  bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục