Chiều 22/3, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GPBank), nhiều bị cáo đã thừa nhận đã có hành vi sai phạm dẫn đến hậu quả gây thiệt hại hơn 961 tỷ đồng cho GPBank.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu (GPBank). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Trong phần xét hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tập trung thẩm vấn nhóm bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh về tính pháp lý của tài sản đảm bảo, việc thẩm định và hoàn thiện hồ sơ vay vốn của Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Sài Gòn (viết tắt là Công ty Điện lực Sài Gòn), định giá tài sản bảo đảm…
Bước đầu, hầu hết các bị cáo thuộc nhóm này đều thừa nhận hành vi vi phạm như cáo trạng đã nêu, thừa nhận việc truy tố của Viện Kiểm sát là có cơ sở. Bị cáo Lương Hồng Thái (nguyên Phó Giám đốc GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) khai đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới hoàn thiện hồ sơ để cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay vốn mặc dù biết việc không có sự thẩm định thực tế tại Công ty Điện lực Sài Gòn; không có sự thẩm định thực tế tài sản bảo đảm là 6 căn hộ; thu thập hồ sơ tín dụng của khách hàng không đầy đủ, song họ vẫn ký Báo cáo thẩm định giá trị tài sản…
Khai tại tòa, bị cáo Nguyễn Toàn Thắng (nguyên Phó Giám đốc GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) thừa nhận là đã không kiểm tra chi tiết hồ sơ vay vốn do tin tưởng các bộ phận chức năng đã thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, bị cáo Thắng cho rằng bị cáo đã cố gắng trong việc đôn đốc kiểm tra sau cho vay, song do năng lực tài chính của Công ty Điện lực Sài Gòn thấp nên việc thu hồi nợ khó khả thi.
Đây là nhóm các bị cáo có vai trò đồng phạm thực hành trong thực hiện hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng. Bị cáo Nguyễn Thanh Tuấn (nguyên Trưởng phòng Phòng Hỗ trợ tín dụng GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) bị xác định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Tuấn biết việc không thẩm định thực tế tại Công ty Điện lực Sài Gòn; không thẩm định tài sản bảo đảm là 6 căn hộ; thu thập hồ sơ tín dụng của khách hàng không đầy đủ nhưng vẫn ký vào Tờ trình thẩm định không có tính khách quan, trung thực, không phản ánh đúng sự thật về khách hàng; ký Báo cáo thẩm định giá trị tài sản 6 căn hộ; ký đồng ý Phê duyệt tín dụng cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay…
Theo cáo trạng, tháng 9/2005, Công ty Sài Gòn One được UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao làm chủ đầu tư dự án cao ốc Sài Gòn tại số 34 phố Tôn Đức Thắng, Quận 1, có diện tích gần 6.700 m2. Các căn hộ của dự án chưa được phép mua bán, chuyển nhượng và Công ty M&C cũng không có quyền sở hữu, mua bán, chuyển nhượng. Mặc dù vậy, bị cáo Phùng Ngọc Khánh (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sài Gòn One; Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty M&C) vẫn bàn bạc cùng Nguyễn Trọng Hiếu (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Điện lực Sài Gòn) và Kim Văn Bộ (Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn) lập khống hồ sơ mua bán 6 căn hộ.
Bị cáo Khánh là người trực tiếp liên hệ với GPBank, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh để ngân hàng này cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay tiền để trả nợ M&C. Ngày 12/9/2011, bị cáo Bộ ký giấy đề nghị vay 305 tỷ đồng mua 6 căn hộ và tài sản đảm bảo là chính các bất động sản này cùng giá trị cổ phần của bị cáo Khánh. Để hoàn tất hồ sơ, các bị cáo lập khống báo cáo tài chính về việc Công ty Điện lực Sài Gòn có doanh thu hàng trăm tỷ đồng vào năm 2010 và năm 2011, trong khi thực tế là 0 đồng.
Trong vụ án này, bị cáo Phùng Ngọc Khánh bị Viện Kiểm sát xác định là đối tượng chủ mưu, tổ chức và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của GPBank.
Để có tiền sử dụng cho cá nhân, Khánh đã dùng thủ đoạn tạo dựng khống các hồ sơ, tài liệu như: tự ý ký Hợp đồng phân chia và chuyển giao quyền chuyển ngượng, bán sản phẩm sàn căn hộ rổi bàn bạc, thống nhất với Hiếu và Bộ lập khống hợp đồng mua bán 6 căn hộ dùng làm tài sản thế chấp để lập hồ sơ vay tiền của GPBank.
Khánh thống nhất với Hiếu lập hồ sơ gian dối về hoạt động, khả năng tài chính của Công ty Điện lực Sài Gòn, Công ty M&C thể hiện các công ty này hoạt động có lãi trong khi Công ty Điện lực Sài Gòn không hoạt động, không có doanh thu; Công ty M&C hoạt động thua lỗ. Đồng thời, bị cáo Khánh còn nâng khống giá trị cổ phần Công ty M&C để làm tài sản đảm bảo, thế chấp bảo lãnh cho Công ty Điện lực Sài Gòn vay của GPBank.
Khánh giao cho nhân viên của Công ty M&C phối hợp với nhân viên GPBank để hoàn thiện hồ sơ vay vốn của Công ty Điện lực Sài Gòn, trực tiếp ký Thư cam kết bảo lãnh và các văn bản về việc cam kết trả nợ toàn bộ gốc, lãi khoản vay thay cho Công ty Điện lực Sài Gòn cho GPBank…
Theo TTXVN
Chiều 21/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An cho biết: Đồn Biên phòng Sông Trăng, huyện Tân Hưng (Long An) vừa phát hiện, bắt giữ 5 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào địa bàn tỉnh Long An.
Sáng nay, 22-3, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ sai phạm tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương do có kháng cáo của 4/20 bị cáo. Hai cựu lãnh đạo Bộ GTVT là ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Hồng Trường không kháng cáo.
(HBĐT) - Bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, trong khoảng thời gian ngắn, Công an huyện (CAH) Tân Lạc đã truy vết, làm rõ, bắt khẩn cấp Đặng Quang Hà (SN 2005), trú tại xã Thanh Cao (Lương Sơn) về hành vi sử dụng mạng xã hội (MXH) zalo để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo thống kê, trong 2 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 11 vụ TNGT làm 4 người chết, 10 người bị thương. Địa bàn xảy ra gồm các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Cao Phong, Lương Sơn, Mai Châu và TP Hòa Bình.
Ngày 17/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) liên quan vụ mua chế phẩm Redoxy 3C để xử lý, duy trì chất lượng hồ trên địa bàn Thành phố Hà Nội trái quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
Bạn đọc hỏi: Lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự cấp quận, huyện có được xử lý các trường hợp xe vi phạm dừng, đón trả khách không đúng nơi quy định, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông hay không? Việc xây dựng hệ thống liên kết thông tin về xử phạt vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông như thế nào?