(HBĐT) - Luật Thống kê được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 ngày 23/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016. Sau khi Luật Thống kê được Quốc hội thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều hoạt động để triển khai thi hành Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đến nay, sau gần 5 năm thực hiện cho thấy, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thống kê đã có những tác động tích cực đối với công tác thống kê.
Trụ sở Cục thống kê tỉnh Hoà Bình.
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của Bộ KH&ĐT việc thực hiện Luật Thống kê 2015 cũng còn những hạn chế bất cập, như: Lực lượng làm công tác thống kê còn rất mỏng, thiếu người. Một số sở, ngành không bố trí cán bộ, công chức làm thống kê chuyên trách, chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm; chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ làm cho công tác thực hiện báo cáo, đánh giá số liệu sau khi thu thập, tổng hợp còn nhiều hạn chế; đồng thời không có tên vị trí việc làm chuyên trách nên cán bộ thường bị thay đổi liên tục; việc khai thác dữ liệu hồ sơ hành chính còn hạn chế do một số ngành còn có những quy định đặc thù riêng, có những đơn vị chưa xây dựng hoàn thiện dữ liệu của các chỉ tiêu được phân công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê tại các bộ, ngành, địa phương còn thiếu đồng bộ. Các cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành vẫn trong tình trạng rời rạc, ít cập nhật, chưa tích hợp thành một hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành, chưa tương xứng với khối lượng công việc phải thực hiện, gây khó khăn trong khâu thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng báo cáo và công tác phổ biến, chia sẻ thông tin thống kê; một số chỉ tiêu thống kê có nội dung chưa được quy định nhất quán tại các văn bản pháp luật về thống kê và văn bản quản lý Nhà nước chuyên ngành.
Các đặc điểm này tạo nên khó khăn, thách thức yêu cầu cần phải tiếp tục hoàn thiện đối với Luật Thống kê, nhất là trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước để tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp hơn với điều kiện KT-XH đặc thù của đất nước.
Trong quá trình thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Bộ KH&ĐT (Tổng cục Thống kê) và các bộ, ngành liên quan cũng đã nhận thấy một số hạn chế, bất cập như một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới của Đảng, Quốc hội, Chính phủ hay các quy định mới của các tổ chức quốc tế được ban hành trong thời gian 5 năm trở lại đây chưa được cụ thể thành chỉ tiêu đưa vào danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Thêm nữa, danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia hiện nay chưa phản ánh đầy đủ, kịp thời thực tiễn đang vận động, thay đổi nhanh của đời sống KT-XH trong tình hình và nhiệm vụ mới…
Trong đó, danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm 186 chỉ tiêu phản ánh 20 lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng chỉ tiêu theo từng lĩnh vực khác nhau và chưa phản ánh đầy đủ thực tiễn đang vận động của đời sống KT-XH; chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của Chính phủ, của Nhà nước đối với công tác quản lý điều hành đất nước trong quá trình phát triển và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Tờ trình Quốc hội số 322/TTr-CP, ngày 6/9/2021, Chính phủ chưa đặt ra việc sửa đổi toàn diện hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Thống kê hiện hành. Quá trình triển khai xây dựng, các bộ, ban, ngành đã phối hợp rất chặt chẽ và thống nhất cao về việc tập trung sửa Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến tại Thông báo số 155/TB-TTKQH, ngày 20/9/2021 của Tổng Thư ký Quốc hội về Kết luận số 01 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 3, tháng 9/2021, Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.
Cũng theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiều ý kiến xác đáng cần phải sửa đổi, bổ sung Luật. Tuy nhiên, các vấn đề đặt ra rất lớn, phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu cũng như đánh giá thực tiễn trong nước và quốc tế.
Do đó, trên nguyên tắc và phương pháp thống kê đã được quốc tế công nhận, các quy định của Luật Thống kê, các Luật chuyên ngành có liên quan, khả năng có thể tính toán các chỉ tiêu thống kê do các bộ, ngành đề xuất và thực tiễn triển khai của các quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ đã nghiên cứu và đề nghị chỉ tập trung sửa đổi những nội dung lớn, đã rõ và thực hiện được ngay bảo đảm kịp thời cung cấp thông tin sát thực với tình hình phát triển của đất nước, phản ánh thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đồng thời, để có số liệu, thông tin thống kê phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung 3 nội dung lớn nhằm làm rõ quy trình biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia; không ảnh hưởng, tác động đến các nội dung trong các điều, khoản khác của Luật Thống kê hiện hành.
Chính vì vậy cần tập trung làm sửa đổi, bổ sung 3 nội dung, bao gồm: Bổ sung quy định về việc giao Bộ trưởng Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương trình Chính phủ ban hành quy trình biên soạn Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP); bổ sung quy định về việc định kỳ 5 năm rà soát về việc đánh giá lại quy mô Tổng sản phẩm trong nước báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội, đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền công bố thông tin của người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Trần Văn Thạch
(Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh)
Dù có giá không rẻ, tới hàng trăm USD/lọ, nhưng "thuốc điều trị COVID-19” theo dạng "xách tay”, vẫn được nhiều người rỉ tai nhau mua tích trữ. Trong khi đó, lực lượng Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện hàng nghìn lọ thuốc COVID-19 không có nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngày 15-10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án liên quan tới cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cùng các cựu lãnh đạo tỉnh này.
(HBĐT) - Tháng 8/2021, Công an huyện Đà Bắc nhận được thông tin từ cán bộ phụ trách công tác đảm bảo nội vụ cơ quan Huyện ủy về việc một đối tượng dùng số điện thoại 08288xxx45 gọi điện xưng là cán bộ Công an yêu cầu đơn vị làm hồ sơ phòng cháy, chữa cháy (PCCC), mua chứng chỉ PCCC...
(HBĐT) - Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh vừa tổ chức cuộc thi "Viết dự thảo bài và trình bày bài phát biểu của KSV tại phiên tòa dân sự sơ thẩm" năm 2021. Có 34 thí sinh là kiểm sát viên (KSV) thuộc Phòng 9 Viện KSND tỉnh; KSV thuộc bộ phận kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính và lãnh đạo phụ trách lĩnh vực này của Viện KSND các huyện, thành phố tham gia cuộc thi.
Chiều 11/10, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Thanh Thúy, sinh năm 1972, trú tại thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để tiếp tục điều tra về hành vi "Chống người thi hành công vụ”.
Sau một thời gian theo dõi, chiều 10/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đã tiến hành bắt, khám xét nhà 4 đối tượng có liên quan trong đường dây làm giả phiếu xét nghiệm COVID-19.