Sáng 27/12, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của bị cáo Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công Thương và một số bị cáo khác trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và TP Hồ Chí Minh, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 2.700 tỷ đồng.


Bị cáo Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương) khai báo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 18/1/2021. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Hội đồng xét xử gồm ba người do Thẩm phán Võ Hồng Sơn làm Chủ tọa phiên tòa. 

Bốn bị cáo kháng cáo gồm: Vũ Huy Hoàng (cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương); Phan Chí Dũng (cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương); Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh); Lê Quang Minh (cựu Trưởng Phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh). 

Trước đó, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này và tuyên án phạt cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng 11 năm tù, Phan Chí Dũng 9 năm tù về cùng tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Bị cáo Lâm Nguyên Khôi bị phạt 4 năm 6 tháng tù, Lê Quang Minh 3 năm 6 tháng tù về cùng tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. 

Kháng cáo sau phiên sơ thẩm, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị Tòa cấp phúc thẩm cân nhắc giảm nhẹ hình phạt, xem xét toàn bộ hành vi của bị cáo trong vụ án để xác định lại tội danh.

Ba bị cáo còn lại cùng đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt, xin được cải tạo ở ngoài xã hội. Các bị cáo đều nêu lên các tình tiết giảm nhẹ cho mình như khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu, có ý thức hợp tác với các cơ quan tố tụng trong việc điều tra làm rõ nội dung vụ án… 

Trong vụ án này, Hội đồng xét xử xác định những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gồm Bộ Công Thương, UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), cùng một số cá nhân khác. 

Gây thiệt hại, thất thoát hơn 2.700 tỉ đồng

Theo bản án sơ thẩm, Sabeco được giao cho khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng, TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình quản lý Sabeco, ông Vũ Huy Hoàng và Phan Chí Dũng đã chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất này để thành lập Công ty liên doanh Sabeco Pearl cùng với các doanh nghiệp tư nhân đầu tư thực hiện Dự án "Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê”.

Sau khi góp vốn liên doanh xong, các bị cáo đã tích cực chỉ đạo Sabeco thoái vốn, chuyển quyền quản lý tài sản nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát, thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 2.700 tỉ đồng. 

Hội đồng xét xử cho rằng, bị cáo Vũ Huy Hoàng là người quyết định cho đầu tư dự án nhưng không chấp hành các Nghị quyết của Chính phủ. Tiếp đó, bị cáo Hoàng đã không chỉ đạo Sabeco thực hiện dự án đã được phê duyệt. Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo thoái toàn bộ vốn góp (chuyển nhượng vốn) của Sabeco tại Sabeco Pearl cho doanh nghiệp tư nhân tham gia liên doanh.

Việc chuyển nhượng này với giá cổ phần thấp để hoàn tất việc chuyển quyền quản lý, sử dụng khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng. Đây là tài sản nhà nước đã bị chuyển nhượng sang tài sản tư nhân trái pháp luật, gây thiệt hại, thất thoát hơn 2.700 tỉ đồng. 

Bị cáo Phan Chí Dũng là đồng phạm giúp sức tích cực trong vụ án. Bị cáo Lâm Nguyên Khôi khi chưa lấy ý kiến của các ngành chức năng, theo sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín, đã ký văn bản tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố chấp thuận cho Sabeco Pearl làm chủ đầu tư, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tòa sơ thẩm cho rằng văn bản này là cơ sở để các ngành tham mưu, đề xuất với lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh cho Sabeco Pearl thuê đất trái pháp luật.


Theo TTXVN

Các tin khác


Xã Hưng Thi: Đảm bảo an ninh nông thôn

(HBĐT) - Hưng Thi là xã vùng sâu của huyện Lạc Thuỷ. Những năm trước, tình hình an ninh trật tự (ANTT) có nhiều phức tạp, đặt ra những khó khăn, thách thức đối với công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn, nhất là việc hoàn thành chỉ tiêu về ANTT trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

5.799 người chết vì tai nạn giao thông trong năm 2021

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 12/2021 (tính từ ngày 15/11/2021 đến ngày 14/12/2021), toàn quốc xảy ra 1.342 vụ tai nạn giao thông, làm chết 655 người và làm bị thương 957 người.

Không chấp nhận kháng cáo kêu oan, Toà án nhân dân cấp cao giữ nguyên mức án phạt 8 năm tù cho mỗi bị cáo phạm tội chống phá Nhà nước

(HBĐT) - Ngày 24/12, tại hội trường xét xử Toà án nhân dân (TAND) tỉnh, TAND cấp cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo kêu oan của các bị cáo Cấn Thị Thêu (SN 1962) và Trịnh Bá Tư (SN 1989) cùng trú tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy) là 2 mẹ con, bị TAND tỉnh đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mỗi bị cáo mức án 8 năm tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

Cần Thơ: Triệt phá nhiều vụ mua bán, vận chuyển, sử dụng ma túy

Ngày 23/12, Công an thành phố Cần Thơ cho biết, công an các đơn vị vừa triệt phá 5 vụ mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn hai quận Ô Môn và Cái Răng.

Hà Nội: Triệt phá đường dây trộm cắp và tiêu thụ xe máy quy mô lớn

Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa triệt phá ổ nhóm trộm cắp xe máy lớn, tang vật thu giữ gồm 13 xe máy và nhiều tài sản có giá trị.

Bộ Y tế không can thiệp lựa chọn và giá kit xét nghiệm COVID-19 của các đơn vị, địa phương

Đại diện Bộ Y tế cho biết việc phê duyệt kit test của Công ty Việt Á đảm bảo tính thận trọng. Quy trình cấp phép của WHO) và Bộ Y tế là độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục