Chiều 29-12, phiên tòa xét xử vụ SADECO tiếp tục phần xét hỏi. Ông Tề Trí Dũng khai gặp ông Nguyễn Văn Kim tại nhà riêng của ông Tất Thành Cang và được ông Cang nhờ giúp đỡ Nguyễn Kim, nhưng ông Cang cho rằng lời khai này không đúng.
Ông Tất Thành Cang - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Gặp chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim tại nhà riêng ông Cang
Trả lời viện kiểm sát (VKS) về mối quan hệ với phía Công ty Nguyễn Kim, ông Tề Trí Dũng khai ông Cang từng nhiều lần hỏi ông về hoạt động của SADECO. Sau đó, ông Nguyễn Văn Kim (chủ tịch HĐQT Công ty Nguyễn Kim) chủ động gọi điện hỏi ông Dũng tại sao không xúc tiến gặp Công ty Nguyễn Kim. Ông Dũng nói "tôi có nghe ai nói gì đâu mà xúc tiến".
Khoảng tháng 11-2016, ông Dũng được ông Cang gọi đến ăn cơm tối. Lúc này, ông Cang đang là phó bí thư thường trực thành ủy.
"Khi bữa cơm sắp kết thúc, bị cáo đến thì thấy có anh Kim và một số người nữa. Anh Cang có kêu anh Kim qua cụng ly và nói giúp đỡ Nguyễn Kim tham gia vốn SADECO. Anh Cang chỉ nói vậy thôi nhưng trong nhận thức của bị cáo, anh Cang đồng thuận với những việc tiếp theo. Từ đó, bị cáo mới đồng ý cho SADECO gặp chính thức bên Nguyễn Kim" - ông Dũng khai.
Ông Dũng khai trong nhận thức của ông thì ý của ông Cang là "tụi em cứ làm việc đi rồi có gì thì trình báo lại Thành ủy, nói là chỉ đạo thì cũng chưa đúng nhưng bị cáo hiểu là mở đầu cho những xúc tiến sau này".
Ông Dũng cho biết sau cuộc gặp đó, ông xúc tiến để Nguyễn Kim mua cổ phần của SADECO. Quá trình xin phép chủ sở hữu, bị cáo xin ý kiến của Thành ủy trước. UBND TP chỉ đạo bị cáo phải có ý kiến của Văn phòng Thành ủy thì UBND TP mới trả lời.
Trả lời câu hỏi của VKS về lời khai của ông Cang cho rằng thông báo 495 của Văn phòng Thành ủy chỉ đạo trong phạm vi Đảng nhưng IPC lợi dụng trích dẫn vào văn bản xin ý kiến UBND TP, ông Dũng cho rằng nếu ông không trích dẫn và kèm theo thông báo của Văn phòng Thành ủy thì UBND TP sẽ không xem xét nội dung này.
Ông Dũng cũng xin nói thêm về việc thẩm định giá cổ phần. Theo ông, ông hoàn toàn tôn trọng kết quả định giá là đúng. Và khoản 3 điều 129 BLHS quy định thiệt hại từ 1 tỉ trở lên nên việc xem xét những điều này không quan trọng nữa.
Ông Dũng cũng bày tỏ sự ân hận về hành vi của mình. Ông cho rằng từ việc bán đấu giá khu đất ở Thủ Thiêm, ông nhận thấy nếu cổ phần SADECO được mang ra đấu giá thì sẽ được lợi hơn nhiều so với việc phát hành trực tiếp.
Ông Tề Trí Dũng (trái) và ông Tất Thành Cang - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ông Cang khẳng định không có quan hệ với Nguyễn Kim
Đối chất với ông Dũng, ông Tất Thành Cang khẳng định không có quan hệ gì với ông Nguyễn Văn Kim, ông Dũng khai không đúng. Ông Cang cho rằng bút phê của ông không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
VKS hỏi "nếu bị cáo không bút phê thì cấp dưới có dám làm không?", ông Cang trả lời bút phê của ông chỉ là cho ý kiến về chủ trương.
Ông Cang nói ông nhận được phương án phát hành cổ phiếu (tờ trình 1148) do Văn phòng Thành ủy trình.
Sau khi ông Phạm Văn Thông (phó chánh Văn phòng Thành ủy) trình bày tờ trình, ông Cang hỏi với "phương án chúng ta lựa chọn thì diễn biến ở đại hội đồng cổ đông sẽ diễn ra như thế nào?", ông Thông nói chưa biết diễn ra như thế nào.
Văn phòng Thành ủy lựa chọn phương án 2, tức phát hành cổ phiếu cho 1 cổ đông chiến lược với giá 40.000 đồng. Theo cách hiểu của ông Cang thì 1 cổ đông chiến lược không phải cho 1 cổ đông duy nhất.
Trong thông báo 495 của Văn phòng Thành ủy căn cứ tờ trình 1148 và tờ trình 12a nhưng tại đại hội cổ đông không có nội dung đó.
Tuy nhiên, theo VKS, bị cáo Cang đã nhanh chóng phê đồng ý. Khi ông Cang đồng ý thì toàn bộ nội dung được thực hiện, bước tiếp theo SADECO đã chuyển nhượng 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim.
Ông Cang cũng giơ tay xin phát biểu vì VKS cho ông và ông Dũng đối chất nhưng mới nghe ông Dũng nói mà ông chưa được ý kiến. HĐXX yêu cầu ông về chỗ và sẽ được hỏi sau.
VKS hỏi ông Phạm Văn Thông, nếu không có bút phê của ông Cang thì cấp dưới có được quyết định không, ông Thông nói không. Trong tờ trình chỉ trình 1 phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược là Nguyễn Kim.
Ông Trần Công Thiện (cựu tổng giám đốc Công ty Đầu tư, xây dựng Tân Thuận) cho rằng vốn của Văn phòng Thành ủy là tài sản của tổ chức chính trị chứ không phải tài sản nhà nước. Khi Nhà nước chuyển giao tài sản do tổ chức chính trị thì tổ chức chính trị được toàn quyền tổ chức kinh doanh.
Khi VKS hỏi ông Thiện có biết Luật số 09 xác định tài sản của tổ chức chính trị là tài sản của nhà nước không thì ông Thiện nói không biết.
Theo Báo Tuổi trẻ
"Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là phải điều tra triệt để mọi góc cạnh liên quan đến vụ án, làm rõ đến đâu thông tin đến đó", đại diện C03 cho biết tại họp báo chiều 28/12.
Từ khi Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, bắt tạm giam tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), nhiều thông tin liên quan vụ án lớn này khiến dư luận ngỡ ngàng.
Chiều 27-12, phiên tòa xét xử vụ tham ô, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) bắt đầu xét hỏi. Ông Tề Trí Dũng (cựu tổng giám đốc IPC) thừa nhận sai phạm.
Tại tòa chiều 27-12, cựu giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư TP Hà Nội Nguyễn Văn Tứ nói thời điểm đương chức chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung 'như ông trời', bị cáo là cấp dưới nên phải làm theo.
(HBĐT) - Hồi 21h10’ ngày 16/9/2021, tại quán karaoke Queen Club tại số nhà 13, đường Đà Giang, thuộc tổ 10, phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) xảy ra cháy với diện tích cháy khoảng 50 m2. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại tài sản khoảng 1 tỷ đồng. Đây lời cảnh báo về nguy cơ cháy nổ tại các hộ gia đình sử dụng nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (SXKD).