(HBĐT) - Mặc dù những chứng cứ kết tội các bị cáo rõ ràng, thuyết phục về hành vi xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ nhằm thực hiện hành vi chống lại Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, nhưng cả Cấn Thị Thêu và con trai là Trịnh Bá Tư vẫn kêu oan, cho rằng bản án sơ thẩm kết án 2 mẹ con là bất công và oan sai, đòi Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm phải trả tự do cho 2 mẹ con tại phiên tòa.


Bị cáo Cấn Thị Thêu tại phiên xét xử phúc thẩm.

Gieo nhân nào, gặt quả nấy

Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” kết thúc, các bị cáo Cấn Thị Thêu (SN 1962) và con trai là Trịnh Bá Tư (SN 1989), cùng trú tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy) có đơn kháng cáo kêu oan. Các bị cáo cho rằng không phạm tội và yêu cầu tuyên trả tự do. 

Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, các thành viên Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND cấp cao tại Hà Nội đã khẳng định: Với những chứng cứ, tài liệu thu thập được, các cơ quan công tố từ cấp sơ thẩm đến cấp phúc thẩm có đủ cơ sở để kết luận về việc phạm tội của Trịnh Bá Tư và mẹ là Cấn Thị Thêu.

Xuất phát từ những bức xúc về việc bị thu hồi đất chưa được giải quyết, hoặc không được giải quyết dẫn đến có tư tưởng tiêu cực, bất mãn, từ ngày 9/1 - 14/1/2020, Trịnh Bá Tư sử dụng điện thoại di động và tài khoản mạng xã hội facebook của mình trực tiếp nói và phát 1 video; sử dụng tài khoản facebook của Cấn Thị Thêu trực tiếp nói và phát 5 video. Cấn Thị Thêu cũng trực tiếp nói và đăng 2 video. Nội dung 8 video trên của Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu phát trực tiếp trên mạng xã hội đã vi phạm các hành vi bị cấm về an ninh mạng và Luật An ninh mạng. Các video đều có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân, được nhiều đối tượng có tư tưởng chống chế độ, chống Nhà nước theo dõi, bình luận nhằm chống Nhà nước. Các đối tượng này còn đăng, phát những video chứa nội dung kêu gọi, kích động nhân dân chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm (Mỹ Đức - Hà Nội) làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước... Ngoài ra, Cấn Thị Thêu còn có hành vi làm và viết tay nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền Nhân dân, chống lại Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 

Từ những căn cứ, tài liệu điều tra, phân tích và lý lẽ trên, HĐXX khẳng định, việc kêu oan của các bị cáo là do nhận thức, cố tình không thừa nhận hành vi của mình là phạm tội. Theo quy định pháp luật, hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” được quy định tại các điểm a, b, khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự. Cấp sơ thẩm truy tố, xét xử các bị cáo về tội danh trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan. Nội dung kháng cáo của các bị cáo là không có cơ sở. 

Cái kết đắng cho những kẻ "tâm thần chính trị” 

Trong quá trình điều tra, truy tố cũng như tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo thừa nhận có hành vi phát, nói trực tiếp 8 video. Căn cứ quy định của pháp luật, các video trên đã vi phạm Điều 8 và Điều 16, Luật An ninh mạng. "Với hành vi nêu trên, TAND tỉnh Hòa Bình kết án các bị cáo về tội danh "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật, các bị cáo không bị kết án oan như nội dung kháng cáo kêu oan.

HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy kháng cáo kêu oan của các bị cáo nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự trước pháp luật, nội dung kháng cáo không có căn cứ để chấp nhận. Xét hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, vì động cơ phạm tội của các bị cáo nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, hành vi phạm tội của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm an ninh quốc gia trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ XHCN. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, đánh giá vụ án một cách khách quan, toàn diện, xem xét đầy đủ tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với các bị cáo. Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo tiếp tục giữ nguyên kháng cáo kêu oan, không nhận tội là thể hiện sự chống đối Nhà nước một cách quyết liệt. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã đi ngược đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nguyện vọng của đại đa số Nhân dân Việt Nam. Nội dung bào chữa của các luật sư không có căn cứ nên không được chấp nhận. Vì vậy, HĐXX không chấp nhận nội dung kháng cáo của các bị cáo. Tuyên bố các bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đều phạm tội: "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”; giữ nguyên mức hình phạt 8 năm tù như bản án sơ thẩm.

 Sau lời tuyên án của Chủ tọa phiên tòa, khuôn mặt thách thức thường thấy của Cấn Thị Thêu trùng xuống, cúi gằm. Bởi chính thị đã nghe theo sự xúi giục của những kẻ phản động, có tư tưởng chống chế độ, chống Nhà nước, chính quyền nhân dân gieo rắc tư tưởng sai trái, lệch lạc, thù hằn cho những đứa con và những người trong gia đình. Để các con thị là Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương cũng phải nhận những hình phạt thích đáng về tội chống phá Nhà nước. Trong đó, mới đây, ngày 15/12/2021, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Trịnh Bá Phương 10 năm tù về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam” như mẹ và em trai. Đây là bài học đắt giá không chỉ cho những người trong gia đình Cấn Thị Thêu, mà còn là lời cảnh báo đanh thép dành cho những kẻ "tâm thần chính trị” còn nuôi ảo mộng chống phá Nhà nước, chống phá chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân. 

M.H


Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục