Tối 24/3, Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ðại Nam) bị cơ quan công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Ðiều 331, Bộ luật Hình sự, đã làm "nóng" dư luận mấy ngày qua.
Đối tượng Nguyễn Phương Hằng.
Theo cơ quan công an, quyết định nêu trên được đưa ra sau một thời gian dài Nguyễn Phương Hằng lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng mạng xã hội tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp (livestream) nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác; trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân và tổ chức. Những hành vi của Nguyễn Phương Hằng không chỉ gây bức xúc dư luận mà còn trực tiếp gây mất an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Quá trình điều tra, bị can có thái độ không hợp tác, coi thường pháp luật.
Kết cục vào vòng lao lý đối với Phương Hằng là điều đã được dự báo từ trước. Công bằng mà nói, nếu biết dừng lại sau khi bóc phốt "thần y" và lên tiếng về những sai trái trong từ thiện hoặc hành xử phản cảm của một số nghệ sĩ thì có lẽ Nguyễn Phương Hằng đã không phải nhận kết cục xấu như hiện nay. Thế nhưng, Hằng đã bất chấp các giới hạn chuẩn mực đạo đức và coi thường cả pháp luật. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của mình đối với các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, quyền tự do đó phải trong khuôn khổ pháp luật. Tự do ngôn luận, quyền được lên tiếng của bất cứ công dân nào cũng không thể vượt qua "lằn ranh đỏ" của pháp luật. Luật pháp không cho phép bất cứ ai vu khống, bôi nhọ, mạt sát, chửi rủa người khác. Luật pháp cũng không cho phép một công dân được tự cho mình cái quyền là "quan tòa mạng" để kết tội, chửi bới cá nhân và tổ chức.
Một thời gian dài, Hằng được xem như "người hùng" trong mắt một số đám đông trên mạng xã hội. Ðược tung hô quá mức, tâng bốc quá đà dẫn đến việc Phương Hằng đã quá ảo tưởng về "quyền lực mạng" của mình, chà đạp lên những cảnh báo, thậm chí cợt nhả cả với hình thức phạt hành chính, để rồi tự đẩy mình vào vòng lao lý. Nhưng không ít người lại thích thú với cách nói, cách chửi như vậy trên mạng xã hội, thậm chí họ còn coi Phương Hằng là thần tượng. Thậm chí, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều hội nhóm ủng hộ Phương Hằng, chửi bới, công kích nhóm khác không ủng hộ, dẫn đến hiện tượng thu thập trái phép thông tin cá nhân để tố cáo nhau trên mạng; thậm chí tấn công một số trang báo đưa tin phê phán hiện tượng phát ngôn bừa bãi của Phương Hằng. Từ những mâu thuẫn trên mạng xã hội, nhiều người đã tìm gặp, ẩu đả lẫn nhau ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội.
Bởi thế, việc cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp cứng rắn để xử lý vụ việc là cần thiết, làm trong sạch môi trường mạng.
Chắc chắn sắp tới cơ quan chức năng sẽ còn xử lý nghiêm các YouTuber đồng phạm, "vệ tinh" của Nguyễn Phương Hằng trong hơn một năm qua. Chính nhóm này đã lan tỏa, lôi kéo một lực lượng khá đông đảo ủng hộ Phương Hằng, làm phương hại đến khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra một nhóm manh động để đe dọa những người có ý kiến phản biện lại Phương Hằng.
Việc nổi tiếng trên mạng xã hội có sức hút ghê gớm, làm mờ mắt nhiều người. Mạng thì ảo nhưng hậu quả thì thật. Không ai có thể đứng trên luật pháp dù ở cương vị nào. Vụ việc Phương Hằng bị tạm giam lần này là một bài học quý giá cho tất cả những ai đang sử dụng mạng xã hội nói chung, cũng như phát ngôn trên mạng xã hội nói riêng. Khi đã phát ngôn công khai trên không gian mạng, công khai trước công chúng thì phải chịu trách nhiệm xã hội và trách nhiệm pháp lý về các phát ngôn của mình.
Hy vọng, từ sự việc của Phương Hằng sẽ không còn những người tự cho mình là "quan tòa mạng" trên mạng xã hội. Ðây là bài học cảnh tỉnh cho những người ảo tưởng sức mạnh của "quyền lực mạng". Bởi vậy, những người tham gia mạng xã hội, nhất là giới trẻ cần lấy đây làm bài học, đừng vì "câu like", "câu view" mà vi phạm pháp luật. Ðó cũng là lời cảnh báo đỏ cho những người có ý định tương tự hay bắt đầu mon men vào con đường ảo tưởng và đầy cạm bẫy mà Phương Hằng đã đi.
TheoNhandan
Bị khởi tố về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bà Nguyễn Phương Hằng sẽ phải đối diện với hình phạt nào?
Theo Công an tỉnh Bắc Ninh, đơn vị vừa bắt quả tang đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép hơn 550g ma túy tổng hợp.
Ngày 22/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04, Công an thành phố Hà Nội) đã hoàn thành kết luận đề nghị truy tố 10 bị can liên quan vụ mua bán ma túy, mở "tiệc ma túy” tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
(HBĐT) - Thời gian qua xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên (TTN) điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng, học sinh đi mô tô, xe máy điện không chấp hành Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông là nguy cơ gây tai nạn giao thông (TNGT). Mới đây, trên mạng xã hội thông tin một đoàn TTN điều khiển mô tô tràn ra mặt đường, lạng lách đánh võng, bốc đầu xe được cho là trên quốc lộ 12B địa bàn huyện Lạc Sơn tạo hiệu ứng không tốt cho cộng đồng, xã hội. Tình trạng TTN điều khiển ô tô, xe máy, không đội mũ bảo hiểm cũng thường xuyên diễn ra, đã có nhiều trường hợp xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, sáng 22/3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã thi hành quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Tấn Hoàng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ để mở rộng, điều tra vụ án hình sự Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 22/3, Chánh án Tòa án nhân dân quận Đống Đa (Hà Nội) Đào Vĩnh Tường cho biết: Tòa án nhân dân quận Đống Đa đã thụ lý hồ sơ vụ án 18 bị can kinh doanh quán bar, ép khách thanh toán tiền trên địa bàn.