(HBĐT) - Cũng như những lần tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng các dự án Luật, tham gia ý kiến đóng góp vào các dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Hội thảo về 2 dự án Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở và Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ vừa được Công an tỉnh tổ chức cũng đã có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tham gia đóng góp xây dựng, hoàn thiện 2 dự án Luật.


Từ thực tế hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Công an tỉnh đã có nhiều ý kiến tâm huyết về sửa đổi, hoàn thiện dự án Luật Đảm bảo TTATGT đường bộ.

Đại tá Lê Xuân Minh, Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh: Đây là 2 dự thảo Luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhận được sự quan tâm của đông đảo đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, các chuyên gia và dư luận quần chúng Nhân dân. Với tính chất địa bàn trọng yếu, chiến lược, hội tụ đầy đủ các yếu tố từ rộng rãi đến đặc thù trong công tác bảo đảm ANTT. Những năm qua, Hòa Bình là một trong những địa phương được Bộ Công an đánh giá rất cao về thành tích, kết quả trong công tác bảo đảm ANTT, nhất là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ, các sở, ban, ngành, cấp uỷ chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Do vậy, những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của CBCS nói riêng và của các đại biểu, lãnh đạo các sở, ngành liên quan chính là cơ sở, nền tảng quan trọng để Bộ Công an cũng như các cơ quan chức năng T.Ư nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Tham gia ý kiến đóng góp vào dự án Luật TTATGT đường bộ, Thượng tá Bùi Viết Chiểu, Trưởng Công an huyện Lương Sơn nhấn mạnh: Qua hơn 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật đã xuất hiện một số tồn tại, hạn chế và bất cập đòi hỏi phải được xem xét để xây dựng Luật thay thế. Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì xây dựng Luật bảo đảm TTATGT, Bộ GTVT xây dựng Luật Giao thông đường bộ. Việc tách 2 dự án Luật là phù hợp với thực tiễn khách quan. Đối với Công an huyện Lương Sơn là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác đảm bảo TTATGT tại cơ sở, chúng tôi thấy rằng việc tách Luật GTĐB năm 2008 thành Luật Bảo đảm TTATGT đường bộ và Luật Đường bộ là cần thiết vì nó có rất nhiều ưu điểm, giải quyết được những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc của Luật GTĐB năm 2008. Cùng chung quan điểm này, Thượng tá Nguyễn Văn Đình, Phó trưởng Phòng CSGT, Công an tỉnh nêu rõ: Xuất phát từ thực tiễn tình hình trên cơ sở khoa học, khách quan, Đảng, Chính phủ xác định bảo đảm TTATGT là nội dung của bảo đảm TTATXH với mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền con người, lấy con người là trung tâm trong xây dựng phạm vi điều chỉnh của Luật; xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trong công tác quản lý Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng Luật Bảo đảm TTATGT là yêu cầu cấp thiết. Việc xây dựng Dự án Luật dựa trên căn cứ pháp lý, có tính chuyên sâu, có sự điều chỉnh trên từng lĩnh vực và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành liên quan đến các vấn đề như phát triển hệ thống đường giao thông, điều chỉnh hành vi con người với mục tiêu giảm ùn tắc, tai nạn giao thông; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe... Qua đó, thể hiện tính thống nhất, đồng thuận, tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, các ý kiến đã chỉ rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; phân tích, đánh giá về thực tiễn công tác bảo đảm ANTT ở địa bàn của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở hiện nay. Thượng tá Bùi Đức Thịnh, Trưởng Công an TP Hòa Bình cho rằng: Lực lượng đảm bảo ANTT ở cơ sở chính là sợi dây gắn kết hết sức quan trọng của lực lượng Công an với quần chúng nhân dân. Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết, đáp ứng yêu cầu bảo đảm ANTT trong tình hình mới...

Qua những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm tham gia đóng góp vào 2 dự thảo Luật, Đại tá Lê Xuân Minh, Giám đốc Công an tỉnh đã khẳng định: Các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng cao, gợi mở nhiều vấn đề giúp cho lực lượng Công an có thêm những dẫn chứng về mặt lý luận và nhận thức để trình Chính phủ, Quốc hội ban hành 2 Luật. Điều này, tiếp tục khẳng định rõ vai trò, tinh thần trách nhiệm cao của lực lượng Công an tỉnh trong việc tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Bị xử phạt 5 triệu đồng về hành vi xúc phạm lực lượng Công an

(HBĐT) - Vừa qua, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an tỉnh đã triệu tập ông Lê Duy H. trú tại phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình (chủ tài khoản Facebook "HL”) để làm việc về hành vi đăng tải bình luận có nội dung xúc phạm danh dự, uy tín của lực lượng Công an.

Toàn tỉnh có 145/151 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Tư pháp, năm 2021, toàn tỉnh có 145/151 đơn vị cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL). Trong đó: 125/131 đơn vị xã và 20/20 đơn vị phường, thị trấn. Còn 6 đơn vị xã chưa đạt chuẩn TCPL gồm: Xã Lạc Lương (Yên Thuỷ); xã Hùng Sơn, Kim Bôi, Mỹ Hoà, Tú Sơn (Kim Bôi); xã Hang Kia (Mai Châu).

Công an thành phố Hòa Bình: Lá cờ đầu phong trào thi đua của Công an tỉnh

(HBĐT) - TP Hoà Bình là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh, tiếp giáp với nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, TP Hòa Bình phải đối mặt với áp lực gia tăng tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, an ninh, trật tự (ANTT) tiềm ẩn nhiều phức tạp tác động tới sự phát triển bền vững của địa phương. Nhờ sự đồng thuận trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đảm bảo ANTT luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra, là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” năm 2021 của Công an tỉnh.

Huấn luyện nghiệp vụ cho trên 70 đội viên đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở

(HBĐT) - Thực hiện công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong tháng 3/2022, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn (CHCN) đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đối với 19 cơ sở, lập 19 biên bản. Qua đó, đã kiến nghị khắc phục 32 thiếu sót về công tác đảm bảo an toàn PCCC.

Huyện Cao Phong duy trì xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

(HBĐT) - Mức độ tiếp cận pháp luật (TCPL) của người dân góp phần đảm bảo hiệu quả thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và là một trong những tiêu chí để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Để xây dựng và duy trì cấp xã đạt chuẩn TCPL, huyện Cao Phong đã có nhiều giải pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC), hòa giải và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục