Các bị cáo trong vụ việc ăn chặn tiền chế độ của học viên tham gia lớp tập huấn ở huyện Mai Châu tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo đó, sau khi được UBND huyện Mai Châu duyệt dự toán kinh phí 300 triệu đồng để mở các lớp tập huấn Chương trình OCOP năm 2019, Hà Công Soan, nguyên Trưởng phòng NN&PTNT huyện đã cùng Kiều Văn Cương, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và tư vấn phát triển nông thôn (ĐT&TVPTNT) - trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ giao cho Nguyễn Thị Minh - kế toán, Lê Thị Tâm - cán bộ Trung tâm ĐT&TVPTNT; Nguyễn Thị Huyền, kế toán Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu xử lý, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ giải ngân và quyết toán kinh phí thực hiện lớp tập huấn.
Theo đó, sau khi được UBND huyện Mai Châu duyệt dự toán kinh phí 300 triệu đồng để mở các lớp tập huấn Chương trình OCOP năm 2019, Hà Công Soan, nguyên Trưởng phòng NN&PTNT huyện đã cùng Kiều Văn Cương, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và tư vấn phát triển nông thôn (ĐT&TVPTNT) - trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ giao cho Nguyễn Thị Minh - kế toán, Lê Thị Tâm - cán bộ Trung tâm ĐT&TVPTNT; Nguyễn Thị Huyền, kế toán Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu xử lý, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ giải ngân và quyết toán kinh phí thực hiện lớp tập huấn.
Quá trình điều tra, các cơ quan chức năng đã xác minh, làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng như sau: Về thời lượng tập huấn theo dự toán được duyệt là 3 ngày/lớp, Kiều Văn Cương đã chỉ đạo Lê Thị Tâm chỉ thực hiện 2 ngày/lớp; số lượng học viên tham gia tập huấn của 4 lớp theo dự toán là 244 người, tuy nhiên danh sách học viên thực tế tham gia tập huấn do Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu mời và cung cấp cho Lê Thị Tâm chỉ có 204 người; về hỗ trợ chi phí đi lại và tiền ăn theo dự toán phát cho học viên không hưởng lương 400 nghìn đồng/người, học viên có hưởng lương 250 nghìn đồng/người, thực tế chỉ phát đồng đều cho 204 học viên 200 nghìn đồng/người; về hỗ trợ tiền ngủ cho 160 học viên không hưởng lương của 4 lớp theo dự toán 600 nghìn đồng/người (tổng số tiền 96 triệu đồng), nhưng vì học viên học tại UBND các xã lân cận gần nhà, không ngủ lại nên không phải thuê phòng nghỉ, không phát tiền ngủ cho học viên.
Như vậy, tổng số tiền chi thực tế cho 4 lớp tập huấn Chương trình OCOP năm 2019 của huyện Mai Châu chỉ là 122,84 triệu đồng, các đối tượng đã gây thiệt hại 177,16 triệu đồng; trong đó, thiệt hại cho 121 học viên không hưởng lương 12,1 triệu đồng, thiệt hại cho NSNN 165,06 triệu đồng. Khi các lớp tập huấn kết thúc, Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu và Trung tâm ĐT&TVPTNT đã hoàn thiện hồ sơ, chứng từ để giải ngân số kinh phí theo dự toán được UBND huyện Mai Châu phê duyệt là 300 triệu đồng. Trung tâm ĐT&TVPTNT chuyển lại cho Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu 30% tổng kinh phí là 90 triệu đồng. Số tiền này Hà Công Soan đã giao cho Nguyễn Thị Huyền để chi trả vào các khoản hoạt động chung của phòng trong dịp Tết Nguyên đán năm 2020. Đối với Trung tâm ĐT&TVPTNT sau khi được chuyển 300 triệu đồng vào tài khoản, ngoài số tiền phải bù vào chi phí thực tế trung tâm đã ứng trước 122,84 triệu đồng và 90 triệu đồng chuyển lại cho Phòng NN&PTNT huyện Mai Châu, còn lại 87,16 triệu đồng vẫn trong tài khoản của Trung tâm ĐT&TVPTNT.
Quá trình điều tra, các bị can đã nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nên đã khắc phục hậu quả do mình gây ra. Với hành vi phạm tội nêu trên, các bị cáo: Hà Công Soan, Kiều Văn Cương, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Tâm bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo khoản 1, Điều 356, Bộ luật Hình sự. Do trong thời gian hoãn phiên tòa Hà Công Soan chết, HĐXX TAND huyện Mai Châu đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo này. Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND huyện Mai Châu đã tuyên phạt Nguyễn Thị Huyền 15 tháng tù; Kiều Văn Cương 15 tháng tù; Lê Thị Tâm 14 tháng tù; Nguyễn Thị Minh 14 tháng tù. Cho rằng mức án trên chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo. Viện KSND tỉnh đã quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm, đề nghị TAND tỉnh xét xử trình tự phúc thẩm theo hướng tăng mức hình phạt cho các bị cáo.
Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, TAND tỉnh đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh. Quyết định tăng mức hình phạt đối với Kiều Văn Cương từ 15 lên 22 tháng tù, Nguyễn Thị Huyền từ 15 lên 18 tháng tù, Lê Thị Tâm từ 14 lên 18 tháng tù; giữ nguyên mức hình phạt 14 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Thị Minh.
Đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên các các cơ quan chức năng của tỉnh phát hiện, làm rõ vụ việc ăn chặn tiền chế độ của học viên tham gia các lớp tập huấn. Trước đó, trong quá trình thanh tra tại Liên minh HTX tỉnh, Thanh tra tỉnh phát hiện một số sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018 - 2019. Trong 2 năm, Liên minh HTX tỉnh được giao thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng (kinh phí này đã được quyết toán) để tổ chức 19 lớp tập huấn. Dự toán phê duyệt kinh phí đào tạo, bồi dưỡng là 5 ngày/lớp. Qua thanh tra, thực tế Liên minh HTX tỉnh chỉ tổ chức 3 ngày/lớp; chế độ học viên cũng chỉ được hưởng 3 ngày. Số tiền Liên minh HTX tỉnh quyết toán khống của các lớp tập huấn khoảng 543 triệu đồng (căn cứ theo dự toán, quyết toán khống của các lớp tập huấn là 2 ngày/lớp). Hành vi này có dấu hiệu phạm tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Liên quan đến những sai phạm này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy đề nghị BTV Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh xem xét, thi hành kỷ luật Đảng đối với chi bộ Liên minh HTX tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo thẩm quyền. Về cá nhân, UBKT Tỉnh ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Văn Thành, Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, nguyên Bí thư chi bộ, nguyên Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trịnh Ngọc Thủy, Phó Bí thư chi bộ, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh và bà Đinh Thị Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh.
Vũ Phong