Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ban hành kết luận điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, môi giới hối lộ" xảy ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan, đồng thời, chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố bị can Bùi Trung Kiên, nguyên cán bộ Phòng 6 thuộc C03, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị can bị đề nghị truy tố tội môi giới hối lộ gồm: Lê Thanh An, nguyên cán bộ Phòng 5 thuộc C03; Nguyễn Ngọc Triệu, nguyên ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cựu sư trụ trì chùa Nôm (Hưng Yên); Trần Văn Long, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Du lịch Việt; Bùi Thị Hồng Giang, luật sư…
Theo kết luận, năm 2021, ông Nguyễn Minh Quân, giám đốc Bệnh viện thành phố Thủ Đức bị C03 điều tra về hành vi có dấu hiệu vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Quân đã liên hệ với Bùi Trung Kiên nhờ giúp không bị xử lý hình sự. Kiên đồng ý và yêu cầu Quân đưa 700.000 USD để giải quyết việc ban đầu.
Sau đó, Kiên tiếp tục yêu cầu Quân đưa thêm 1,5 triệu USD để giải quyết cho ông Nguyễn Văn Lợi (giám đốc một công ty trúng nhiều gói thầu tại bệnh viện) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tổng cộng bị can Kiên đã nhận từ nguyên giám đốc bệnh viện là 2,2 triệu USD.
Cơ quan điều tra xác định sau khi nhận số tiền trên, bị can Kiên đã không nhờ và không đưa tiền cho bất kỳ ai để "chạy án".
Thấy việc không tiến triển, Quân đòi tiền nên Kiên trả lại 1,15 triệu USD. Số tiền còn lại nhiều lần Quân tiếp tục đòi nhưng Kiên không trả.
Theo cơ quan điều tra, số tiền cầm để "chạy án" đã được bị can Kiên sử dụng để đầu tư bất động sản ở nhiều địa phương.
Do Bùi Trung Kiên không giúp được nên ông Quân đã nhờ người giới thiệu gặp Trần Văn Long cùng luật sư Bùi Thị Hồng Giang nhờ "chạy án" giúp mình trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.
Sau khoảng hai tuần, Long gọi điện cho Quân thông báo đã tìm được người giúp đỡ và yêu cầu Quân đưa 1,5 triệu USD để lo "chạy án". Số tiền này được bị can Long và Giang đưa lại cho cán bộ công an Lê Thanh An để nhờ giúp đỡ.
Tiếp đó bị can An nhờ một người mang tiền đến gặp sư trụ trì Nguyễn Ngọc Triệu để nhờ giúp việc của ông Quân.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định những người này chưa liên hệ được và chưa đưa tiền cho bất kỳ ai để giải quyết việc cho ông Quân.
TheoNhandan
Công an thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh đã phát đi cảnh báo việc một số người dân thiếu hiểu biết đã đồng ý nhận tiền từ 100.000 - 300.000 đồng để người lạ chụp 2 mặt chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD).
Ngày 5/7, Công an thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa triệt phá thành công một đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn, với tổng số tiền giao dịch đánh bạc trên 40 tỷ đồng.
(HBĐT) - Ngày 5/7, UBND xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) tổ chức ra mắt mô hình "Phòng ngừa, trợ giúp, giáo dục cảm hóa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật; phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục” và mô hình "Camera giám sát an ninh” trên địa bàn xã. Tham dự có đại diện Bộ Công an, Công an tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Mặc dù các cơ quan chức năng thường xuyên phát đi thông báo, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS). Tuy nhiên, nhiều người vẫn mất cảnh giác, trở thành nạn nhân, "con mồi” béo bở cho các đối tượng phạm tội triệt để khai thác...
(HBĐT) - Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Kim Bôi tăng cường công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam (TG, TG) và thi hành án hình sự (THAHS) tại nhà tạm giữ (NTG) và cơ quan THAHS Công an huyện, cũng như công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại UBND các xã, thị trấn. Thông qua hoạt động công tác kiểm sát, Viện phát hiện nhiều vi phạm, tồn tại, ban hành các kết luận, kiến nghị, yêu cầu khắc phục, sửa chữa, góp phần đảm bảo cho việc TG, TG và THAHS được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phục vụ có hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, THAHS.
(HBĐT) - Xác định rõ hơn vấn đề tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo Điều 30, Luật TN, TG quy định: Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.