(HBĐT) - Ngày 14/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 với nhiều điểm mới đáng chú ý.
Luật có 5 chương, 33 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với CSCĐ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật quy định CSCĐ có 9 nhiệm vụ và 7 quyền hạn riêng biệt. Trong đó, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hành vi bị nghiêm cấm…, cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động:
- Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH; xây dựng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
- Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
- Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức; giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự (ANTT); bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; tuần tra, kiểm soát bảo đảm ANTT.
- Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của CSCĐ.
- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) CSCĐ và CB, CS, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH.
- Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
- Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quyền hạn của Cảnh sát cơ động:
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
- Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho CSCĐ để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về ANTT.
- Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân theo quy định tại Điều 13 của Luật này để chống khủng bố, giải cứu con tin.
- Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
(Còn nữa)
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
Ngày 7/2, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Phú Giáo, Công an huyện Bắc Tân Uyên phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Tấn Lộc (sinh năm 1992, quê tỉnh Bình Phước) có hành vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ.
UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa công bố hình thức kỷ luật đối với 5 cán bộ, 1 tập thể liên quan tới sai phạm tuyển sinh lớp 6 Trường PTDTNT -THCS Quan Hóa năm học 2022-2023.
Chiều 6/2, lãnh đạo Công an tỉnh Bến Tre cho biết, sau thời gian tạm đình chỉ công tác, Công an tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định về việc kỷ luật cán bộ đối với Đại úy Phan Văn Trung (công an viên xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, Bến Tre).
(HBĐT) - Vào khoảng 7 giờ 50 phút ngày 6/2, tại km128+750 Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Tòng Đậu (Mai Châu) xảy ra vụ tai nạn gây ách tác giao thông.
Công an thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đang phối hợp cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người tử vong và 5 người bị thương.
(HBĐT) - Những năm trước, người dân trên địa bàn các xã vùng cao huyện Tân Lạc thường có thói quen sử dụng súng tự chế để săn bắt thú rừng, bảo vệ mùa màng. Gần đây, nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội (MXH) mua bán đạn và linh kiện chế tạo súng, tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Trước tình hình đó, Công an huyện đã triển khai nhiều giải pháp, cách làm hay nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK-VLN-CCHT), góp phần ổn định ANTT tại địa phương.