Theo thông tin từ lực lượng chức năng, ngay trong ngày đầu ra quân thực hiện đợt cao điểm đấu tranh trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán năm 2024, các đơn vị chức năng và Công an các huyện, thành phố đã đấu tranh, bóc gỡ nhiều ổ nhóm tội phạm hoạt động "tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Hà.
Qua công tác trinh sát, nắm tình hình, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã phát hiện trên địa bàn huyện Lạc Thủy nổi lên Mẫn Hoài Nam (thường gọi là Nam "Bắc”), sinh năm 1993, trú tại thôn Đầm Đa, xã Phú Nghĩa lợi dụng kinh doanh dịch vụ hỗ trợ tài chính để hoạt động "tín dụng đen”, "bốc họ”, cầm cố tài sản theo hình thức hợp đồng vay tiền trá hình thế chấp nhà đất, ô tô, xe máy... Giúp việc cho Nam là Đinh Trọng Tuấn (thường gọi là Tuấn "gấu”), sinh năm 1997, trú tại xã Hưng Thi có nhiệm vụ viết giấy mua bán tài sản, giục người vay trả gốc và lãi. Các đối tượng thường cho vay với hình thức tín chấp, thế chấp tài sản lãi suất cao từ 3.000 đồng - 7.000 đồng/triệu/ngày. Hợp đồng vay tiền không thể hiện lãi suất cụ thể. Nếu vay thế chấp bằng tài sản, các đối tượng cho vay dưới dạng viết giấy mua bán các tài sản thế chấp nhằm che giấu thủ đoạn cho vay nặng lãi.
Sau quá trình nắm tình hình, lực lượng chức năng đã kiểm tra đối với Mẫn Hoàng Nam và cơ sở kinh doanh của đối tượng. Quá trình kiểu tra, tổ công tác đã thu giữ 5 xe mô tô; 6 đăng ký xe mô tô; 5 điện thoại di động, 1 cuốn sổ ghi chép cùng một số giấy tờ liên quan đến việc cho vay tiền. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, cơ quan chức năng đã mời những người vay tiền của đối tượng đến làm việc. Kết quả đấu tranh ban đầu xác định, từ đầu năm 2022 đến nay, Mẫn Hoàng Nam cho khoảng 80 người vay. Số tiền cho vay khoảng 600 triệu đồng, số tiền thu lời bất chính khoảng 100 triệu đồng. Hằng tháng, Nam dành một phần tiền thu lợi bất chính để trả công 4 triệu đồng.
Ngoài vụ việc trên, qua công tác xác minh đơn tố cáo của công dân đối với Nguyễn Thị Hà (còn gọi là Hà "đê”), sinh năm 1990, trú tại số nhà 36, tổ 17, phường Phương Lâm, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh đã xác định Hà có hoạt động cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Hà cho nhiều người vay tiền với lãi suất từ 5.000 đồng - 10.000 đồng/triệu/ngày, cao gấp 9 - 18 lần mức lãi suất cao nhất quy định tại Bộ Luật dân sự. Khi người vay không có tiền trả lãi, Hà cho người đến nhà đe dọa, uy hiếp tinh thần. Sau khi nắm chắc tình hình, tổ công tác đã thi hành lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng và đã thu giữ 1 ô tô, 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiều căn cước công dân, hợp đồng mua bán ô tô, xe máy, giấy tờ vay mượn tiền và sổ sách liên quan.
Quá trình làm việc tại cơ quan Công an, Nguyễn Thị Hà khai nhận đã hoạt động cho vay nặng lãi từ năm 2016. Tính từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, Hà đã cho khoảng 30 người vay trên 2 tỷ đồng, thu lợi bất chính khoảng hơn 1 tỷ đồng. Khai nhận của đối tượng phù hợp với tài liệu chứng cứ và lời khai của một số người vay tiền mà cơ quan chức năng đã làm việc.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
P.V
Tiếp tục thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, từ đầu năm đến nay, lực lượng công an trong tỉnh đã tiến hành gọi hỏi, răn đe, giáo dục 3.288 lượt đối tượng hình sự, ma túy.
Ngày 15/12, đoàn kiểm tra số 3 - Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống tội phạm (PCTP) của Chính phủ (BCĐ 138) do đồng chí Phạm Quốc Hưng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm trưởng đoàn đã kiểm tra về tình hình, kết quả công tác PCTP năm 2023 tại tỉnh Hòa Bình. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 09 tỉnh; Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh và các thành viên BCĐ 09 tỉnh.
Bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn, một số doanh nghiệp (DN), người nộp thuế (NNT) trên địa bàn tỉnh đã "lách luật”, trốn thuế, thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước (NSNN) hàng trăm triệu đồng.
Nhiều loại ma túy 'thế hệ mới' núp bóng trà sữa, thực phẩm đã xâm nhập học đường. Cần có nhiều hoạt động triển khai để ngăn chặn tình trạng này.
Thời gian qua, lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý của các sàn thương mại điện tử (TMĐT), tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi.
Sáng 14/12, Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất (gọi tắt là Ban cưỡng chế) huyện Lương Sơn tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 5 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại tiểu khu Mỏ, thị trấn Lương Sơn do không chấp hành quyết định thu hồi đất để thực hiện Dự án khu nhà ở bên bờ sông Bùi (giai đoạn 1).