Năm 2023, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng.



Triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc trực tuyến hơn 6.000 tỷ đồng

Một đường dây lừa đảo, đánh bạc và tổ chức đánh bạc trực tuyến với số tiền hơn 6.000 tỷ đồng vừa bị triệt phá.

Nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của hơn 1.000 bị hại, sau đó đã luân chuyển dòng tiền qua trang đánh bạc này. Đáng chú ý, thủ đoạn kiếm tiền của chúng là lừa đảo những người đang bán và mua những loại hàng hóa thông thường.

Đối tượng vào các hội nhóm mua bán tất cả các loại hàng từ thực phẩm, gạo, đồ gỗ và đặt mua với số lượng rất lớn.

Giá nào cũng bán, giá nào cũng mua - bẫy của nhóm đối tượng. Nhiều người thấy được lợi lớn nên nhanh chóng sập bẫy.

Nhóm tượng kết nối người bán và người mua, trở thành trung gian. Sau khi thuyết phục bị hại chuyển tiền vào những tài khoản đánh bạc trên mạng, đối tượng nhận tiền rồi biến mất.

Chị, một đại lý gạo ở vùng quê, trở thành nạn nhân của nhóm đối tượng lừa đảo. Chị bị mất hơn 100 triệu đồng.

Trang đánh bạc trực tuyến với hàng nghìn tài khoản và ví điện tử, đa số tài khoản không chính chủ.

Các đối tượng lừa đảo luân chuyển dòng tiền bằng cách tạo các tài khoản đánh bạc và tham gia chơi dưới hình thức với lượng tiền ít.

Các đối tượng dùng tiền lừa đảo chơi bạc, sau đó bán lại điểm tiền ảo cho trang mạng đánh bạc và đổi ra tiền Việt Nam.

"Đối tượng không dùng để đánh bạc mà che giấu dòng tiền mà chúng đã lừa đảo để tránh việc truy bắt của cơ quan chức năng. Các đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng như vậy gây nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra khi sự việc xảy ra", Thiếu tá Phạm Văn Hiểu, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên, cho biết.

Tiền nhận từ trang đánh bạc, đối tượng tiếp tục chuyển đến một số tài khoản ngân hàng cũng không chính chủ mà đối tượng đã mua hoặc thuê trước đó.

Mất hàng tỷ đồng vì cài ứng dụng giả mạo

Vì tin những kẻ trung gian, nghĩ mình đang bán được giá cao hoặc đang mua được giá thấp hơn so với giá thị trường, một số người đã trở thành nạn nhân của kẻ lừa đảo.

Tuy nhiên có lúc khó mà không tin được, bởi trong số các hình thức lừa đảo hiện nay, phổ biến nhất là lừa đảo cài đặt ứng dụng dịch vụ công, ứng dụng VNeID, ứng dụng giả mạo của Chính phủ, Tổng Cục Thuế, Bộ Công an... Nhiều nạn nhân đã mất tới hàng tỷ đồng vì cài và làm theo ứng dụng giả mạo.

Một người đàn ông đã nghỉ hưu, tự nhận mình luôn vốn rất cẩn thận, ít khi vào mạng Internet. Đối tượng gọi điện giới thiệu là Công an phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Đối tượng hướng dẫn ông cài đặt ứng dụng của Bộ Công an để đồng bộ dữ liệu dân cư. Ông đã tin theo, toàn bộ số tiền trong tài khoản hơn 6 tỷ đồng bị đối tượng rút ra hết.

Một người khác mất 4 tỷ đồng, cài ứng dụng tên "Dịch vụ công". Đối tượng gọi đến nói đúng địa chỉ, số căn cước công dân cả 9 số và 12 số, nên anh đã tin tưởng.

Ngay khi cài theo đường link đối tượng gửi, toàn bộ tiền trong tài khoản tiết kiệm online của anh không còn.

Sau khi nạn nhân tải ứng dụng chứa mã độc về điện thoại, đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại sau đó lấy cắp mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng và mã OTP giao dịch, thực hiện các lệnh chuyển tiền.

"Các đối tượng lừa đảo rất nhanh nhạy trong việc cập nhật thông tin, sự kiện đã diễn ra trong xã hội, ví dụ như dữ liệu cập nhật khai báo sổ đỏ, dữ liệu dân cư. Các đối tượng có thể tạo ra app gần giống như thế để lừa đảo", Trung tá Phan Quang Vinh, Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội, cho biết.

Thực tế điều tra của công an đều xác định các đối tượng hoạt động theo các băng nhóm ở bên ngoài biên giới Việt Nam. Số tiền chiếm đoạt của người dân nhanh chóng bị chuyển đi, khi xác minh các số tài khoản đều là tài khoản không chính chủ.

Lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ dịp Tết

Rõ ràng, những số tài khoản không chính chủ khiến việc xác định đối tượng tội phạm rất khó khăn, nhất là khi mọi hoạt động mua bán đều diễn ra trực tuyến. Trong thời điểm cận Tết Nguyên Đán, nắm được nhu cầu mua vé máy bay về quê, đi du lịch… của người dân, các đối tượng đã đã tung ra chiêu lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ.

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông), mỗi ngày có tới gần 100 cuộc điện thoại gọi tới đường dây nóng của Cục để phản ánh về tình trạng bị lừa đảo mất tiền vì mua vé máy bay thông qua các trang mạng xã hội như Facebook.

Mới đây, chị Lụa ở Hà Nội có nhu cầu mua vé máy bay dịp Tết. Tìm các trang Săn vé máy bay giá rẻ trên Facebook, nhiều lời mời chào hấp dẫn: Hà Nội - Nha Trang - Huế: 69.000 đồng, 99.000 đồng. Thậm chí Hà Nội - Đà Nẵng 39.000 đồng. Thêm vài trăm nghìn thuế phí, giá vẫn rất ổn, chị đã quyết định mua vé tại "Sunny Travel - Vé Máy Bay Giá Rẻ", nhưng ngay sau khi chuyển tiền thành công, chị đã bị chặn liên hệ; toàn bộ tin nhắn giao dịch giữa cả 2 cũng bị đối tượng lừa đảo thu hồi.

"Em mua vé khứ hồi, hết tất cả 4 triệu đồng. Qua sự việc này, em cảnh báo mọi người nên tìm người tin tưởng để mua vé, hoặc là mua chính hãng", chị Nguyễn Thị Lụa, quận Hoàng Mai, Hà Nội, chia sẻ.

Thủ đoạn của đối tượng lừa đảo là lập nhiều trang Fanpage giả mạo trên mạng xã hội, đăng bài quảng cáo giá vé rẻ. Nhiều đối tượng tự nhận là nhân viên của hãng hoặc đại lý ủy quyền nên được chiết khấu cao, thậm chí còn giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công. Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền đặt cọc, đối tượng sẽ chặn Facebook, xóa toàn bộ tài khoản liên hệ và cắt liên lạc.

"Đối tượng sẽ liên lạc qua Telegram, ứng dụng nước ngoài để khó có thể xác định được danh tính, yêu cầu đặt cọc... Có nạn nhân nhận được mã code vé nhưng mã code đó hoàn toàn là mã code giả", ông Nguyễn Phú Lương, Phó giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia, cho hay.

Tâm lý ham giá rẻ là nguyên nhân chính khiến nhiều nạn nhân bị sập bẫy, nên cần nhất là sự tỉnh táo, thận trọng

Cục An toàn thông tin cho biết, với combo vé máy bay giá rẻ, cần xác nhận thông tin mã vé với hãng bay, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín.

Ngăn chặn tội phạm lừa đảo qua mạng

Theo Cục An ninh Mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, năm ngoái, tổng số tiền người dân bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt trên mạng khoảng 8.000 - 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2022.

Lộ lọt, mua bán thông tin cá nhân; tình trạng sim không chính chủ, tài khoản ngân hàng không chính chủ, giao dịch tiền điện tử, tiền ảo, ngoại hối là những kẽ hở mà các đối tượng tội phạm đang triệt để lợi dụng để thực hiện và che giấu hành vi phạm tội.

Thủ đoạn của những kẻ lừa đảo ngày càng tinh vi, chúng có thể đánh vào lòng tin của con người, vào lòng tham của con người, dùng nhiều các công cụ để lực lượng chức năng khó có thể truy vết và lấy lại được tiền. Do đó, ngoài sự hỗ trợ từ lực lượng chức năng, từng người cần cảnh giác với những lời mời chào giá rẻ, thu lợi nhuận cao, lãi suất lớn....vì cái gì quá dễ dàng có được đều hàm chứa những rủi ro.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Mở cao điểm bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Giáp Thìn 2024

Bộ Công an vừa ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các lễ hội đầu xuân 2024.

Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang

Ngày 10/1, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với hai đối tượng Vũ Văn Sử (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) và Trần Tiến Bằng (sinh năm 1965, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh) về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3, điều 222, Bộ luật Hình sự.

“Nữ quái” sa lưới sau 17 năm trốn truy nã

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết vừa phối hợp với các đơn vị chức năng và Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giữ thành công 1 đối tượng truy nã nguy hiểm đang lẩn trốn trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Tạm giữ 41 thùng mứt Tết không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Sáng 9/1, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy, Công an huyện Kim Bôi phối hợp Đội Quản lý thị trường số 3, Công an xã Vĩnh Đồng kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh Hiếu Thúy tại xóm Sống, xã Vĩnh Đồng do bà Đặng Thị Mai làm chủ.

Công an huyện Lạc Sơn vận động thu hồi 18 khẩu súng là đồ gia bảo

Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công an huyện Lạc Sơn đã chủ động tham mưu Chủ tịch UBND huyện gửi "Thư kêu gọi vận động toàn dân thu hồi, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo". Đồng thời, ban hành 2 kế hoạch về: Tăng cường thực hiện công tác vận động thu hồi và đấu tranh vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; thực hiện cao điểm phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Cái kết nào cho kẻ nhiều lần “dắt mối” cho người khác vượt biên trái phép?

Đến giờ, tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt tái dại, đờ đẫn của Quách Thị Mai (SN 1974), trú tại xóm Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) khi bị Tòa án nhân dân tỉnh bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, giữ nguyên mức án 48 tháng tù như bản án sơ thẩm do Tòa án nhân dân huyện Kim Bôi tuyên vào năm 2013 về hành vi "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục