Sau sự cố ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, coi trọng, bởi Hòa Bình là đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục nghìn hộ dân không chỉ trên địa bàn mà còn của hàng chục nghìn hộ dân ở phía Tây Thủ đô Hà Nội. Mất an ninh môi trường, an ninh nguồn nước ở Hòa Bình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.

Nguồn sống của hàng trăm nghìn hộ dân

Nguồn nước mặt sông Đà từ lâu được xác định có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an nguồn nước không chỉ ở Hòa Bình mà còn đối với người dân ở chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.

Đồng chí Nguyễn Khắc Long, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Theo đánh giá của các chuyên gia, sông Đà có chất lượng nước sạch, hoàn toàn có thể làm nguồn nước thô phục vụ các nhà máy xử lý, cung cấp cho người dân sử dụng sinh hoạt. Hiện nay, ngoài việc đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho gần 50.000 hộ dân trong tỉnh, với khả năng cung cấp từ 17 - 20 nghìn m3 nước/ngày đêm, nguồn nước mặt sông Đà còn là nguồn cấp nước đầu vào cho hệ thống xử lý Nhà máy nước sạch sông Đà (Viwasupco), cấp nước cho hàng trăm nghìn hộ dân thuộc chuỗi đô thị phía Tây Hà Nội.

Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước trên địa bàn đang đứng trước nhiều mối đe dọa, nhất là trong điều kiện tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Theo đó, cùng với tăng trưởng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, số lượng các cơ sở gia tăng và phát triển, lượng chất thải phát sinh tăng theo, đặc biệt là chất thải công nghiệp. Tại các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước mưa còn chung với nước thải sinh hoạt; nước thải đô thị và nông thôn chưa được thu gom, xử lý. Nước thải xả trực tiếp hoặc chỉ xử lý bằng bể tự hoại sau đó xả ra môi trường qua các dòng suối, hệ thống cống nước rồi đổ ra sông Đà. Cùng với đó, tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng gia tăng. Quá trình vận chuyển các nguyên, vật liệu phục vụ công trình, dự án không thực hiện đầy đủ biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, dẫn đến phát tán đất, đá ra các tuyến đường giao thông gây ô nhiễm môi trường... làm ảnh hưởng đến nguồn sống của hàng trăm nghìn hộ dân...

Nỗ lực đảm bảo an ninh môi trường, an ninh nguồn nước

Theo Thượng tá Bùi Việt Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, xuất phát từ thực tế trên, Công an tỉnh đã làm tốt công tác tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Công an tổ chức chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực môi trường và vi phạm pháp luật về môi trường. Tính từ năm 2022 đến nay, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã khởi tố và đề nghị khởi tố 4 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 274 vụ. Kết quả trên đã giải quyết kịp thời những "điểm nóng”, các vấn đề gây bức xúc trong xã hội như ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, khu xử lý chất thải, hủy hoại rừng, vấn đề an toàn, an ninh nguồn nước...

Cùng với đó, Công an tỉnh đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tập trung nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước tại các dòng sông, suối. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có 39 sông, suối lớn nhỏ với chiều dài từ 10km trở lên, tổng lưu lượng dòng chảy bình quân hàng năm khoảng 5 tỷ m3 nước. Ngoài việc khai thác lượng nước mặt để phục vụ sản xuất, hệ thống các sông, suối cung cấp cho người dân khoảng 23 triệu m3/năm để phục vụ sinh hoạt.

Tuy vậy, vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước cũng có nhiều nguy cơ, tác động, ảnh hưởng tiêu cực từ sự phát triển KT-XH, ý thức trách nhiệm trong bảo vệ nguồn nước của một bộ phận người dân chưa cao. Từ thực trạng đó, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Bộ Công an, Công an tỉnh đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường; đã tiếp nhận, xác minh, điều tra, xử lý 27 vụ vi phạm về xả nước thải vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến an ninh nguồn nước; xử phạt hành chính hơn 1,2 tỷ đồng. Điển hình là lập hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính 425 triệu đồng đối với Công ty cổ phần tre, gỗ Hải Hiền (TP Hoà Bình) về hành vi xả khí thải, nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép ra suối đổ về sông Đà...

Ngoài ra, Công an tỉnh phối hợp cơ quan chức năng yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị khẩn trương triển khai các biện pháp xử lý, khắc phục sự cố đối với 2 vụ việc tiềm ẩn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. Không để tình hình diễn biến phức tạp, làm ô nhiễm nguồn nước, tác động xấu, tiêu cực tới hoạt động sản xuất, sinh hoạt, gây bức xúc trong nhân dân.


Ngô Thủy

(Công an tỉnh)


Các tin khác


Công an huyện Yên Thủy bắt đối tượng giả xác nhận chuyển khoản ngân hàng để lừa đảo

Khoảng 12h ngày 17/1, Công an huyện Yên Thủy phát hiện, bắt giữ đối tượng Hoàng Ngọc Khải, sinh năm 1998, trú tại khu 13, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

18 năm tù cho bị cáo trốn cai nghiện ở nhà nhận vận chuyển ma túy thuê

Ngày 17/1, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Khà A Sùng, sinh năm 1987, trú tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) về hành vi "Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Huyện Cao Phong đổi mới công tác cải cách tư pháp

Những năm gần đây, công tác cải cách tư pháp (CCTP) được cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Bắt giữ đôi vợ chồng lừa đảo, trốn truy nã

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai cho biết đã bắt giữ Trần Thanh Bình (52 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Nguyệt (45 tuổi, vợ Bình) là hai đối tượng trốn truy nã, cùng trú ở phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) để tiếp tục điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Triệt phá đường dây chuyên “bơm” ma tuý vào Trung tâm Cai nghiện số 1 

Ngày 16/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Bùi Văn Tuyên (SN 1995), trú tại huyện Kim Bôi; Nguyễn Thanh Tùng (SN 1991), Bùi Quốc Vỹ (SN 1976), Dương Duy Khánh (SN 1988), Phan Công Thắng (SN 1985), cùng trú tại thành phố Hòa Bình và Nguyễn Thượng Mạnh (SN 1973), trú tại huyện Cao Phong về tội "Mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Công an huyện Tân Lạc bắt giữ khẩn cấp đối tượng bán ma túy

Hồi 23h15' ngày 15/1, tại km 102+600, quốc lộ 6 thuộc khu Thanh Bình, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc), Công an huyện Tân Lạc tập trung lực lượng bắt giữ đối tượng V. T. P., sinh năm 1968, trú tại khu Tân Hợp, thị trấn Mãn Đức. Tang vật thu giữ gồm: 1 gói nilon chứa 33 viên nén hình trụ màu hồng, 1 gói giấy bạc bên trong chứa chất dạng cục màu hồng và trắng; 30 gói nilon màu xanh bên trong chứa chất bột màu trắng. Đối tượng P. khai các gói ma túy mua của một người tên H. ở thị trấn Mãn Đức giá 2,7 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục