Các đối tượng lừa đảo qua mạng xã hội đa phần nhắm vào người lớn tuổi, bởi đây là những người ít am hiểu về công nghệ và không có thói quen an toàn khi lên mạng, dễ sập bẫy lừa đảo.


Nghệ sĩ Xuân Bắc giới thiệu cẩm nang an toàn trực tuyến cho người lớn tuổi. Ảnh cắt từ clip video

Theo đó, Google cùng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành video hướng dẫn người cao tuổi cách nhận biết và phòng vệ trước những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Video hướng dẫn được phát hành nhân ngày An toàn mạng thế giới - Safer Internet Day 2024 (ngày 6/2). Đây là nỗ lực tiếp theo của Google trong chương trình "An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi”, giúp người lớn tuổi tại Việt Nam tự tin sử dụng internet, tăng cường nhận thức về an toàn thông tin và phòng tránh lừa đảo.

Với tên gọi "An toàn lên mạng, an tâm vui sống cùng Google”, video đã giả lập 3 tình huống lừa đảo trực tuyến mà người lớn tuổi thường gặp phải và hướng dẫn cách xử lý đối với từng tình huống. Các tình huống bao gồm: Trang web giả mạo, ứng dụng không rõ nguồn gốc, kẻ gian chiếm tài khoản. Nội dung video được nghệ sĩ Xuân Bắc thể hiện thông qua những lời thơ dí dỏm và dễ nhớ, nhấn mạnh thông điệp "Nâng cao cảnh giác - Cập nhật thường xuyên - An tâm vui sống”.

Cũng trong các hoạt động hướng đến ngày An toàn mạng thế giới 2024, Google đã thực hiện khảo sát trên 1.248 người dùng internet Việt Nam về an toàn thông tin trực tuyến. Kết quả khảo sát cho thấy, 90% người dùng đã từng tiếp xúc với lừa đảo trực tuyến và hơn 70% từng là nạn nhân. Nhóm tuổi trên 55 đặc biệt dễ bị tổn thương, với 49% đã từng bị lừa đảo.

Khi tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân, top 3 lý do khiến người lớn tuổi sập bẫy lừa đảo trực tuyến là: Không nhận ra tình huống là một trò lừa đảo (48%), giao dịch, giải thưởng có vẻ hấp dẫn (39%), cảm thấy tò mò (38%). Về ảnh hưởng của thói quen, 78% người dùng có thói quen online không an toàn đã từng bị lừa, cao hơn so với con số tương ứng là 66% ở nhóm người dùng có thói quen online an toàn.

Một số thói quen không an toàn phổ biến là: Sử dụng các tổ hợp dễ nhớ làm mật khẩu, sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, bỏ qua các cảnh báo từ trình duyệt web hoặc cửa hàng ứng dụng. Điển hình như việc sử dụng mật khẩu đơn giản, khảo sát cho thấy 33% nhóm người dùng trên 55 tuổi mắc phải thói quen này, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm tuổi.

Đáng chú ý, không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ bị lừa đảo giữa nhóm nông thôn và thành thị hoặc theo thời gian online. Cụ thể, tỷ lệ người sống ở nông thôn có tỷ lệ bị lừa là 69%, so với nhóm sống ở thành thị là 73%. Tỷ lệ bị lừa ở nhóm online nhiều (hơn 7 giờ/ngày trong 3 tháng gần nhất) là 69%, so với nhóm online ít là 75%. Như vậy, sự cẩn trọng trong thói quen lên mạng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực phòng, chống lừa đảo trực tuyến.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng những thói quen online an toàn, chương trình "An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi” được triển khai với trọng tâm là xây dựng thói quen tốt cho người lớn tuổi như: Bảo mật tài khoản, thận trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng, nhận diện các thủ đoạn lừa đảo, các nguyên tắc hành động khi gặp trường hợp lừa đảo và khi đã bị lừa đảo.

Cẩm nang An toàn trực tuyến và các tài liệu tham khảo khác hiện đã được Google phát hành miễn phí tại địa chỉ http://g.co/TrungTamAnToan. Video "An toàn lên mạng, An tâm vui sống cùng Google” được phát sóng trên kênh YouTube chính thức của Cục An toàn thông tin.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Cảnh báo tín dụng đen vay qua app hoành hành dịp cận Tết

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông – TT&TT), tình trạng lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam trong tuần qua là: Tội phạm tín dụng đen hoành hành dịp cận Tết Nguyên đán; Lừa đảo quét camera nhận diện khuôn mặt trên phần mềm dịch vụ công giả; Giả mạo tài khoản facebook của Học viên cảnh sát nhân dân hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo; Lừa đảo đổi tiền ngoại tệ; Chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng của shipper…

Vận chuyển thuê 10 kg pháo, nam thanh niên lĩnh 9 tháng tù

Ngày 2/2, tại Nhà văn hóa huyện Kim Bôi, Tòa án nhân dân huyện mở phiên tòa hình sự sơ thẩm  theo thủ tục rút gọn xét xử đối với bị cáo Bùi Văn Hoàng (SN 1992), trú tại xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi) về hành vi "Vận chuyển hàng cấm”.

Xã Quyết Chiến - điểm sáng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Quyết Chiến là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 17 km. Toàn xã có 367 hộ, 1.740 khẩu, chia thành 5 xóm, tiếp giáp với các xã: Phú Cường, Phong Phú, Nhân Mỹ, Vân Sơn, Ngổ Luông và xã Thành Sơn (Mai Châu). Tình hình cơ bản ổn định, tai tệ nạn xã hội được kiềm chế, không phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự là nền tảng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quyết Chiến thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương.

Lực lượng Công an tỉnh giữ bình yên cho xứ Mường

Tính đến thời điểm này, sau hơn 1 tháng thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lực lượng Công an tỉnh đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, đấu tranh trấn áp tội phạm có hiệu quả. Qua đó góp phần quan trọng giữ bình yên cho xứ Mường trước thềm Xuân mới 2024.

Nâng cao hiệu quả thi hành án trong các vụ án hình sự về tham nhũng - kinh tế

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế (TN-KT) được Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng và quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Theo đó, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức THADS được củng cố, kiện toàn; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện làm việc; đề cao công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo... góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác THADS thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về TN-KT, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức. Đồng thời, đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, thúc đẩy công cuộc cải cách tư pháp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thông tin thêm về Dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm ở thành phố Hòa Bình

Sau khi Báo Hòa Bình đăng tải loạt bài về Dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị "treo” nhiều năm ở TP Hòa Bình, các hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án tiếp tục gửi đơn "cầu cứu” nhiều nơi. Tại buổi tiếp công dân thường kỳ tháng 1/2024, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã tiếp và làm việc với đại diện các hộ dân. Tại buổi tiếp, nhiều vấn đề liên quan đến dự án đã được làm rõ...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục