Là địa bàn nằm trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hoá, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số điểm nóng, nhất là hoạt động trung chuyển ma tuý diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Một số loại tội phạm về cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản... vẫn diễn ra gây bức xúc dư luận.
Công an huyện Cao Phong tặng quà gia đình khó khăn trên địa bàn xã Nam Phong.
Để giữ vững an ninh, trật tự, Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện Cao Phong đã tập trung giải pháp quyết liệt, tổ chức nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhất là tội phạm hình sự được kéo giảm so với năm 2022. Công an huyện Cao Phong đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, tập trung đánh mạnh vào các vấn đề bức xúc trong xã hội, như: tệ nạn ma túy, cờ bạc, số đề, tín dụng đen... Tỷ lệ điều tra, khám phá trọng án đạt 100%. Đáng chú ý, Công an huyện đã trực tiếp xác lập chuyên án đấu tranh, bóc gỡ nhiều vụ án phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, được cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân địa phương đánh giá cao.
Mặc dù nằm trên cung đường trung chuyển ma túy lớn của Tây Bắc, tuy nhiên tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở Cao Phong luôn được kiềm chế ở mức thấp nhất, thậm chí ở nhiều địa phương còn trắng ma túy. Thực tế hiện nay, huyện đã triển khai thành công Đề án xây dựng địa bàn huyện trong sạch, không có ma túy và tệ nạn xã hội, nhiều địa bàn "xóa trắng” ma túy. Tính đến nay, huyện đã giảm 40,4% người nghiện ma túy (từ 47 người xuống còn 18 người); giảm 25% địa bàn có người nghiện ma túy (từ 10 xã, thị trấn xuống còn 1 xã). Thành công đó là sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Sau khi Huyện ủy ban hành nghị quyết, UBND huyện xây dựng chương trình hành động thực hiện, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội đã vào cuộc với các giải pháp cụ thể. Huyện Đoàn phát động phong trào "Thanh niên xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” gắn với tuyên truyền phòng chống ma túy, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức cho hội viên ký cam kết "không có người thân vi phạm pháp luật và ma túy”. Vào mỗi dịp lễ, Tết, Phòng Văn hóa, thông tin phối hợp tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, hòa nhịp chiêng, sắc bùa, kết hợp tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy lùi ma túy.
Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phát triển cây có múi có giá trị kinh tế cao cũng là điểm sáng của huyện Cao Phong. Để đảm bảo cho người dân yên tâm lao động, sản xuất, Công an huyện đã triển khai hàng loạt giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, kịp thời giải quyết mâu mắc phát sinh ngay từ cơ sở. Công an huyện đã tham mưu Huyện ủy ban hành Nghị quyết lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự, UBND huyện có chương trình hành động cụ thể hóa vào thực tiễn ở địa phương. Trong đó xác định bảo đảm an ninh, trật tự là nhiệm vụ quan trọng, then chốt để hướng tới một địa phương an toàn, tạo động lực phát triển. Các cấp, các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên cán bộ, nhân dân tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các hộ trồng cây ăn quả liên kết hình thành mô hình "Tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự”. Mỗi tổ liên gia có từ 7 - 10 hộ gia đình, có sự liên kết chặt chẽ, phân công nhiệm vụ từng thành viên. Khi có vụ việc xảy ra, các thành viên lập tức thông tin, hỗ trợ giải quyết hiệu quả các vụ việc. Với nhiều chiến công xuất sắc, Công an huyện Cao Phong được Chủ tịch UBND tỉnh tặng "Cờ thi đua xuất sắc”, 5 năm liên tục được công nhận "Đơn vị quyết thắng” và hàng trăm lượt tập thể, cá nhân được khen thưởng. Đó là động lực để cán bộ, chiến sỹ Công an huyện tiếp tục nỗ lực, lập nên nhiều chiến công, thành tích xuất sắc góp phần giữ bình yên mảnh đất Mường Thàng.
Như Hùng
(Công an tỉnh)
Ngày 14/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đoàn Mạnh Hùng (SN 2006), trú tại phường Can Giá, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) về hành vi "Mua bán trái phép chất ma túy”.
Ngày 12/3, đoàn công tác của Công an tỉnh do Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) về kết quả thực hiện Đề án số 09/ĐA-TU, ngày 28/1/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn 2 xã.
Thực hiện Công điện số 776/CĐ-TTg, ngày 24/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động tín dụng đen (TDĐ), Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh và trực tiếp triển khai nhiều giải pháp để đấu tranh, xử lý có hiệu quả. Qua đó đã triệt phá nhiều ổ nhóm nguy hiểm hoạt động tội phạm liên quan đến TDĐ trên địa bàn tỉnh.
Ngày 12/3, tại Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm theo kháng cáo kêu oan của bị cáo Bế Ích Đàm (SN 1962), trú tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, Bế Ích Đàm đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tuyên phạt mức án tử hình về hành vi "Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Chỉ trong một thời gian ngắn tiếp nhận tin báo, Công an thành phố Hòa Bình đã nhanh chóng điều tra, làm rõ 2 vụ cướp giật, trộm cắp tài sản, kịp thời bắt giữ các đối tượng phạm tội, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Ngày 12/3, tại Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Thào A Lềnh (SN 1965) ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, sống tại bản Hua Noong, xã Hua Nhàn, huyện Bắc Yên, tinh Sơn La. Trước đó, bị cáo đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mức án tù chung thân về tội mua bán trái phép chất ma túy.