Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023. Luật quy định rõ quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt... Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 được công bố gồm 6 chương, 34 điều. Luật này được đánh giá đã khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994. Đồng thời, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng, xây dựng củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
So với Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023 có những điểm mới như sau:
Hoàn thiện quy định về công trình lưỡng dụng
Theo Điều 7 của Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự quy định:
Một, công trình lưỡng dụng là công trình sử dụng cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự, gồm công trình dân sự có tính lưỡng dụng và công trình quốc phòng sử dụng lưỡng dụng, được cấp có thẩm quyền quyết định khi phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc chuyển đổi, bổ sung mục đích sử dụng.
Hai, cơ quan chủ trì thẩm định chủ trương đầu tư, dự án công trình dân sự có tính lưỡng dụng có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng về tính lưỡng dụng của công trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ba, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình lưỡng dựng có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thiết kế, hoàn công và phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng để đăng ký danh mục, phân loại, phân nhóm, quản lý hồ sơ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Bốn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng, bãi bỏ sử dụng lưỡng dụng đối với công trình quốc phòng.
Năm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định có thời hạn việc chuyển công trình lưỡng dụng từ sử dụng cho mục đích dân sự sang sử dụng cho mục đích quân sự trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Sáu, việc quản lý, bảo vệ công trình lưỡng dụng được quy định như sau:
Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích dân sự được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan và được lập hồ sơ quản lý, thống kê, kiểm kê công trình theo quy định tại Điều 10 và Điều 14 của Luật này;
Công trình lưỡng dụng khi sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng được quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật này;
Trường hợp công trình lưỡng dụng sử dụng đồng thời cho cả mục đích quân sự, quốc phòng và mục đích dân sự thì chủ sở hữu công trình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức việc quản lý, bảo vệ công trình theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
Việc cải tạo, sửa chữa công trình dân sự có tính lưỡng dụng làm thay đổi công năng sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
Bảy, việc thay đổi chủ sở hữu hoặc đưa công trình dân sự có tính lưỡng dụng ra khỏi danh mục công trình lưỡng dụng phải có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng và được phép của cấp có thẩm quyền.
Tám, Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng công trình lưỡng dụng, chuyển đổi mục đích sử dụng công trình dân sự sang công trình lưỡng dụng.
(Còn nữa)
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
Ngày 6/8, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Choi Dong Gwan (SN 1960, quốc tịch Hàn Quốc, nguyên Phó Giám đốc Công ty Queens Vina Holdings Co.LTD trụ sở tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2018 - 2023, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh chú trọng và tăng cường phổ biến pháp luật, kiến thức về công tác này. Lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH), Công an tỉnh được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị chuyên dụng. Lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng bước đầu được củng cố, phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư trang bị hệ thống, phương tiện, thiết bị PCCC; tăng cường tổ chức huấn luyện, diễn tập, thực tập các phương án chữa cháy...
Tại họp báo Chính phủ chiều 5/8, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin diễn biến điều tra của một số vụ án liên quan đến Tập đoàn Thái Dương, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và vụ án liên quan đến bà Nguyễn Thị Như Loan (Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai).
Chiều 5/8, tại phiên tuyên án đối với 50 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Hội đồng xét xử nhận định các bị cáo đều thành khẩn nhận tội, ăn năn hối cải, phạm tội lần đầu, chủ động khắc phục hậu quả… nên đã được Tòa xem xét, cân nhắc giảm nhẹ một phần hình phạt.
Đã từng có thời kỳ, đồng bào dân tộc Mông ở xã Hang Kia (Mai Châu) chỉ tuân theo những quy định, quy ước trong dòng họ, nội tộc. Ý thức, nhận thức pháp luật hầu như rất mờ nhạt, nhưng đến nay đã có sự thay đổi đáng kể khi được các cấp, các ngành quan tâm, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Từ ngày 17 - 30/7/2024, Công an huyện Cao Phong tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật cho 264 người thuộc lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở trên địa bàn huyện.