Sau khi phát hiện hành vi vi phạm, tự ý sử dụng 1,42ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình, hoạt động sản xuất của Công ty TNHH An Việt Phát Vina tại xóm Vố, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn), vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có văn bản kiến nghị, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) đối với doanh nghiệp này 210 triệu đồng. Đồng thời, buộc doanh nghiệp phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp gần 52 triệu đồng.
Tổ công tác liên ngành của tỉnh kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật của các doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Cao Dương (Lương Sơn).
Theo đồng chí Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở TN&MT, đây không phải lần đầu đơn vị kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh ra quyết định xử phạt VPHC đối với các doanh nghiệp có vi phạm pháp luật về đất đai, môi trường. Thời gian qua, với sự tham mưu đắc lực và tích cực của các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng của tỉnh và cấp ủy, chính quyền các cấp, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định mạnh tay xử lý các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.
Đầu tháng 9/2024, từ sự tham mưu của cơ quan chức năng địa phương, UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV MAVINA Hòa Bình, địa chỉ trụ sở tại xóm Quyết Tiến, xã Quang Tiến (TP Hòa Bình) 320 triệu đồng. Đây là đơn vị chuyên sản xuất đồ gỗ vi phạm không có giấy phép môi trường theo quy định. Ngoài xử phạt VPHC, đơn vị này còn bị đình chỉ hoạt động 4 tháng 15 ngày để khắc phục vi phạm.
Vào tháng 1/2024, UBND tỉnh ban hành các quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực khoáng sản đối với các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thái Cường, xóm Bến Cuối, xã Liên Sơn (Lương Sơn); Công ty cổ phần CND Bross Việt Nam, xóm Sòng, xã Liên Sơn (Lương Sơn); Công ty TNHH Cao Thắng, xã Cao Dương (Lương Sơn). Theo quyết định xử phạt VPHC của UBND tỉnh, mỗi doanh nghiệp bị xử phạt 120 triệu đồng về các hành vi vi phạm: không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại UBND cấp tỉnh, nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tháng 5/2023, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV đầu tư Thành Hưng Hòa Bình, thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) vi phạm không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, xử phạt 200 triệu đồng, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; Công ty cổ phần Sơn Thủy II, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có hành vi chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, xử phạt 210 triệu đồng, buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hơn 228 triệu đồng; Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt, trụ sở tại khu Mường Cộng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, xử phạt hơn 532 triệu đồng.
Tháng 9/2023, với hành vi chiếm gần 90.000m2 đất tại xã Liên Sơn (Lương Sơn), Tổng Công ty 36, địa chỉ trụ sở chính tại số 141 Hồ Đắc Di (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) bị UBND tỉnh xử phạt và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hơn 1,3 tỷ đồng. Cùng với đó, Công ty cổ phần xây dựng thương mại Mạnh Cường, xóm Lở, xã Định Cư (Lạc Sơn) bị xử phạt 375 triệu đồng; Công ty TNHH dầu nhớt công nghiệp Valine, thôn Ngái Om, xã Cao Dương (Lương Sơn), Công ty cổ phần xây dựng Đà Bắc, tiểu khu Hương Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) cùng bị xử phạt 300 triệu đồng; Công ty cổ phần Nhuận Phát, xóm Mai Hoàng Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) bị xử phạt 315 triệu đồng; Công ty cổ phần Hoàng Đạt, thôn Đồng Om, xã Cao Dương (Lương Sơn) bị xử phạt 220 triệu đồng về hành vi vi phạm liên quan đến khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Đặc biệt, với những vi phạm liên quan đến công tác khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản đối với 16 đơn vị đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, mà trong quá trình hoạt động khai thác chưa có thiết kế mỏ điều chỉnh (thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh) được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Theo đánh giá của đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Các quyết định xử phạt VPHC của UBND tỉnh đã thể hiện rõ quan điểm không tiếp tay, không bao che, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Việc mạnh tay xử lý các vi phạm nhằm tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khai thác khoáng sản, quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.
Mạnh Hùng
Cử tri kiến nghị: Đề nghị sớm xem xét lùi thời gian thực hiện thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên (ĐKV)để cho phép các ĐKV tiếp tục làm việc khi bị toà án xét xử nhưng cho hưởng án treo không bị nghiêm cấm hành nghề. Xem xét cho các Trung tâm Đăng kiểm vẫn tiếp tục được hoạt động kiểm định trong thời gian tới nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu kiểm định phương tiện cấp thiết, chính đáng của người dân.
Ngày 18/9, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, Công an quận Bình Thạnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Ngô Thị Như Huệ (sinh năm 1985, ngụ ở phường Hiệp Thành, Quận 12) là Trưởng phòng kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn hóa chất Nam Phương và Nguyễn Đức Thành Huy (sinh năm 1989, cư trú ở xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) về tội mua bán trái phép chất độc. Các lệnh trên đã được Viện Kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) 2 cấp tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự bảo đảm đúng pháp luật, góp phần giữ vững kỷ cương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ngày 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 35/CT-TTg về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Sáng ngày 17/9, ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, trạm BOT Phú Hữu, thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) bắt đầu thu phí các phượng tiện lưu thông ra vào cảng Phú Hữu.
Ngày 4/9/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kim Bôi đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Như Hiển về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo quy định tại khoản 2, Điều 341, Bộ luật Hình sự.