Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2022 (sửa đổi) đã có nhiều điểm mới phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Báo Hòa Bình giới thiệu một số điểm mới, tập trung vào các nội dung sau:
Hội Liên hiệp phụ nữ xã Lạc Lương (Yên Thủy) tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024 thu hút đông đảo hội viên tham gia.
1. Tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị BLGĐ là trung tâm
Sửa đổi, bổ sung các hành vi BLGĐ; sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng được áp dụng tương tự; bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
2. Thực hiện phòng ngừa BLGĐ, trong phòng có chống, trong chống có phòng
Sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin, truyền thông, giáo dục; nội dung tư vấn, đối tượng cần tập trung tư vấn và quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong PCBLGĐ; sửa đổi quy định về hòa giải nhằm tránh lợi dụng hòa giải để trốn tránh xử lý hành vi BLGĐ; bổ sung "Tổng đài điện thoại quốc gia về PCBLGĐ”, trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong xử lý tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ và sử dụng âm thanh, hình ảnh về hành vi BLGĐ.
3. Sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong PCBLGĐ để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Bổ sung biện pháp yêu cầu người có hành vi BLGĐ đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi BLGĐ; thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án tự ban hành quyết định cấm tiếp xúc, đơn giản hóa thủ tục; quy định về giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc; biện pháp giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi BLGĐ; biện pháp "thực hiện công việc phục vụ cộng đồng”; bảo vệ người tham gia PCBLGĐ và người báo tin, tố giác về BLGĐ.
4. Khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho PCBLGĐ để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về PCBLGĐ hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả
Quy định về cơ sở trợ giúp PCBLGĐ, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp PCBLGĐ; bổ sung các quy định về điều kiện bảo đảm thực hiện PCBLGĐ như: quy định về kinh phí PCBLGĐ, cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ, phối hợp liên ngành về PCBLGĐ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tham gia PCBLGĐ.
Dự báo tác động của Luật đến người dân và xã hội, những vấn đề người dân cần lưu ý khi thực hiện
BLGĐ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bị BLGĐ. Vì vậy làm phát sinh các chi phí chăm sóc sức khỏe do BLGĐ gây ra, thiệt hại kinh tế gia đình, kinh tế quốc gia. Mặt khác, các chi phí cơ hội như suy giảm năng suất lao động, suy giảm sức khỏe, tăng chi phí thời gian nghỉ lao động… cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ. Luật PCBLGĐ (sửa đổi) đã xác định rõ hành vi BLGĐ, tính chất, mức độ từng hành vi sẽ nâng cao biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, giảm các chi phí khắc phục hậu quả do BLGĐ gây ra, từ đó thúc đẩy kinh tế gia đình, kinh tế đất nước phát triển.
Luật PCBLGĐ (sửa đổi) đã khắc phục được những vấn đề bất cập trong Luật PCBLGĐ 2007, thúc đẩy công tác phòng ngừa BLGĐ, tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi; tạo được sự đồng thuận xã hội trong PCBLGĐ, từ đó ngăn ngừa sớm được những nguy cơ, hạn chế các vụ BLGĐ nhằm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Bên cạnh đó, Luật được sửa đổi phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại, góp phần bảo vệ người bị BLGĐ; có biện pháp mạnh răn đe người có hành vi bạo lực; công tác hòa giải được chú trọng và nâng cao chất lượng, góp phần củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị - xã hội; tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cho nạn nhân BLGĐ, hỗ trợ và bảo đảm an toàn cho nạn nhân, từ đó tạo niềm tin vào sự công bằng của pháp luật.
Luật PCBLGĐ (sửa đổi) tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật. Đồng thời, thúc đẩy bình đẳng giới và tạo môi trường thân thiện, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
H.L
Đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vừa thực hiện giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) tại huyện Đà Bắc.
Ngày 21/10, Khối thi đua lực lượng vũ trang (LLVT) 9 tỉnh, thành phố thuộc Quân khu 3 gồm: Hòa Bình, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua quyết thắng (PTTĐQT) năm 2024. Dự và chỉ đạo hội nghị có Trung tướng Nguyễn Quang Cường, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Quân khu 3; đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh. Tham dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Thời gian gần đây, lực lượng công an trong tỉnh triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng thanh, thiếu niên (TTN) tụ tập gây rối ANTT, vi phạm pháp luật từng lúc, từng nơi còn diễn biến phức tạp.
Từ ngày 1/10/2024, thực hiện Quyết định số 957/QĐ-CTN, ngày 29/9/2024 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2024, tỉnh Hòa Bình có 5 người đang chấp hành án phạt được đặc xá để trở về với gia đình và cộng đồng xã hội, với đầy đủ quyền công dân để làm lại cuộc đời...
Việc tham gia giải quyết, phối hợp giải quyết các vụ án dân sự, án hành chính theo Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính trên địa bàn huyện Lạc Thủy được nghiêm túc thực hiện, đạt hiệu quả. Nổi bật là công tác phối hợp giữa cơ quan Tòa án và các phòng, ban, ngành của huyện trong việc thu thập, xác minh chứng cứ để giải quyết các vụ án phát sinh.
Ngày 17/10, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) tuyên án đối với các bị cáo.