Khuyến thiện, ngừa ác và trấn áp tội phạm là hai mặt thuộc về bản chất của lực lượng Cảnh sát trong chế độ ưu việt của chúng ta. Song xét về tâm lý học tội phạm thì kẻ có tội luôn tìm cách chối tội và lẩn tránh án phạt. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu lập nước, bộ phận trinh sát, truy tìm tội phạm lẩn trốn luôn gặp nhiều gian nan vất vả, thậm chí hy sinh cả tính mạng khi thi hành nhiệm vụ.
Mấy chục năm qua, các chiến sĩ trong bộ phận đặc nhiệm này đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kết hợp lòng nhân ái với tinh thần tiến công tội phạm, lập nên nhiều kỳ tích trong sự ngưỡng mộ của nhân dân và kẻ có tội cũng tâm phục khẩu phục mà an tâm cải tạo thành người có ích. Những ngày đầu năm 2010, tôi đến 40 Hàng Bài - Hà Nội để tìm gặp những gương mặt tiêu biểu, nghe kể về những chiến công của họ… Quay đầu là bờ Mùa xuân này, niềm vui đang nhen lên trong chiếc thuyền chài bên dòng sông Chu hiền hoà, cũng là nơi ăn ở chính của vợ con Đỗ Văn Hinh (tên nhân vật đã được thay đổi)-đối tượng từng có lệnh truy nã quốc tế. Bản thân Hinh ở trong trại cũng có nhiều chuyển biến tích cực, hướng thiện, cải tạo tốt để mong sớm được sum họp với gia đình. Nhắc đến Hinh, các trinh sát Cục Truy nã - truy tìm (trước là trinh sát thuộc Phòng 3, Cục C14) làu làu kể cho tôi nghe về tiểu sử của đối tượng. Đỗ Văn Hinh, 36 tuổi, có vợ và 4 con gái, ở xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hoá) và nổi tiếng ở địa phương bởi tính hung hãn, côn đồ. Hinh từng sống bên Lào một thời gian khá dài, làm nghề buôn bán tự do. Cuối năm 2007, tại Lào, Hinh cùng bạn đồng hương Dương Đức Mười, lập mưu, rủ một bạn hàng vờ đi mua ôtô, máy cày, rồi đưa đến chỗ vắng sát hại, cướp tài sản của nạn nhân. Công an Lào sau đó đã xác định được đối tượng gây án, nhưng hai tên này đã trốn biệt tích.
Cán bộ Công an lấy lời khai đối tượng phạm tội.
Ngày 8/1/2008, lệnh truy nã hai tên này được Công an Lào phát ra và gửi sang cơ quan Công an Việt Nam. Khi lực lượng truy nã phát hiện được đối tượng đã về Việt
Ba lần bắt hụt bởi Hinh rất gian ngoan, xảo quyệt, lại có tài bơi lặn như rái cá, hắn thường ở trên thuyền, thoáng có người lạ đã lặn mất hút. Cảm động vì thấy trinh sát không phân biệt đối xử với gia đình có người phạm tội, nhận đỡ đầu, nuôi con mình được tiếp tục ăn học, lại phân tích điều hay lẽ phải, đối với người phạm tội, trốn truy nã thì "quay đầu là bờ", vợ Hinh đã cùng người thân và chính quyền địa phương vận động Hinh ra đầu thú vào chiều 25/4/2008 tại chân cầu Đò Lèn, Thanh Hoá.
Gây án phải chịu tội, đó là quy luật muôn đời, thế nhưng, do sớm biết hối cải, khai báo thành khẩn, tự nguyện ra đầu thú nên Hinh đã được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước, được giảm từ mức án cao nhất - tử hình - xuống mức án chung thân.
Có được kết quả đó, không chỉ bản thân Hinh và gia đình mà ngay cả những trinh sát làm công tác truy bắt, truy tìm cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn. Bởi nếu không có chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước, không có sự nhân ái của các trinh sát làm công tác truy bắt, truy tìm thì chắc giờ này, có thể Hinh vẫn còn sống chui lủi trong sợ hãi hoặc đã chết trong nhục nhã...
Một câu chuyện khác không kém phần cảm động trong công tác vận động đầu thú của các trinh sát làm công tác truy nã, truy bắt, truy tìm là chuyện về đối tượng Nguyễn Văn Tuấn, 40 tuổi và Hoàng Văn Tành, 29 tuổi, cùng trú tại xã Bảo Yên, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Sau khi gây án, dùng thuốc mê cướp tài sản tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hai đối tượng bỏ trốn.
Trong quá trình truy bắt, được sự phối hợp tích cực của Công an, chính quyền ở Gia Lai, Lào Cai, cùng với sự giúp đỡ của gia đình, ngày 5/7/2009, Hoàng Văn Tành đã ra đầu thú tại CQĐT. Sau khi đầu thú, thấy cán bộ đối xử tốt, lại thoát khỏi tâm lý sống trong tủi nhục, hiểu được rằng gây án phải chịu tội, nếu ra đầu thú sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, Tành xin được tại ngoại với tâm nguyện sẽ đi tìm bằng được Tuấn về đầu thú.
Niềm tin, sự động viên của các đơn vị chức năng và trinh sát chính là nền tảng vững chắc nhất để Tành lập công chuộc tội. Sau đó, với sự nỗ lực của các trinh sát cùng gia đình và chính quyền địa phương, Tuấn đang sống chui lủi ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã ra đầu thú.
Đến bây giờ, Tuấn và Tành vẫn thường nói với trinh sát rằng, do kém hiểu biết về pháp luật nên họ nghĩ trốn mãi rồi sẽ thoát tội nhưng họ đã lầm. Những ngày tháng trốn chui trốn lủi thật cực khổ về thể xác, đau đớn về tinh thần, nếu không có sự vận động đầu thú, chắc cuộc sống của họ mãi trong bóng tối.
Đó chỉ là 2 trong số hàng chục câu chuyện cảm động mà chúng tôi nghe được trong quá trình đi tìm tư liệu cho bài viết về lực lượng Công an làm công tác truy nã - truy tìm trên toàn quốc.
5 năm qua (2004-2009), nhiều địa phương như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Khánh Hoà… đạt tỷ lệ cao về bắt, vận động đầu thú đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, trên 65%. Kết quả đó góp phần giữ vững TTATXH, góp phần phát triển kinh tế địa phương, đất nước trên con đường hội nhập với quốc tế.
Thấm đẫm chất nhân văn, nhân đạo
Sẽ có bao nhiêu đối tượng trốn lệnh truy nã gạt bỏ nỗi sợ hãi, bước ra từ bóng tối, trở về với vòng tay yêu thương của cộng đồng trong mùa xuân Canh Dần này? Câu hỏi ấy, ý nguyện ấy luôn được cán bộ, chiến sỹ Cục Truy nã - truy tìm tâm niệm thực hiện với quyết tâm cao nhất, với lòng nhân ái nhất.
Cục Truy nã - truy tìm là đơn vị mới đựơc thành lập vào những ngày cuối năm 2009, nhưng có cả núi công việc đang chờ. Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm và các đơn vị chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Cục sớm ổn định về mặt tổ chức cũng như nơi ăn, chốn ở, phòng làm việc và cấp phát các trang thiết bị, phục vụ chiến đấu nên lãnh đạo Cục và cán bộ, chiến sỹ rất phấn khởi, bắt tay ngay vào công việc.
Cuộc trò chuyện với các trinh sát thuộc Phòng 3, Cục C14, Phòng 4, Cục C16, nay đã hội tụ về Cục Truy nã - truy tìm thật thú vị. "Ôn cố tri tân", tôi chợt nhớ đến chuyện Công an tỉnh Hà Tây cũ đã từng phối hợp với Đài Truyền hình Việt
Sau mỗi đợt vận động như vậy đã có nhiều đối tượng bị truy nã, thậm chí có cả những đối tượng đặc biệt nguy hiểm đã ra đầu thú. Trong các lần tìm cách tiếp cận với gia đình người bỏ trốn, các trinh sát đã nhận thấy, nếu biết cách vận động thì gia đình, người thân của tội phạm sẽ sẵn sàng vận động đưa con em mình từ bóng tối bước ra ánh sáng.
Hơn thế nữa, khi đã tự nguyện ra đầu thú cũng có nghĩa là đối tượng đã hiểu rõ những việc làm sai trái của mình và tự nguyện hướng thiện. Suy nghĩ đó đã trở thành sáng kiến, được nhiều đơn vị áp dụng, đó là viết thư cho người phạm tội khuyên họ ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng. Những lá thư thấm đẫm tình người ấy đã cho kết quả rõ rệt, đã có nhiều đối tượng bỏ trốn được gia đình đưa ra đầu thú.
Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Tổng Cục trưởng, phụ trách Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm đánh giá cao những mặt tích cực của công tác truy nã, truy tìm, trong đó có công tác vận động đầu thú.
Đồng chí Tổng Cục trưởng khẳng định, sự ra đời của Cục Truy nã - truy tìm ở Bộ và lực lượng chuyên trách ở Công an tỉnh, TP trực thuộc TW thể hiện quyết sách đúng đắn của Đảng ủy Công an TW - Lãnh đạo Bộ Công an và nhấn mạnh: "Công tác truy nã - truy tìm, trong đó có vận động đối tượng ra đầu thú sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa TW và địa phương, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, gắn kết với chính quyền cơ sở và gia đình có người phạm tội bỏ trốn, nền tảng vững chắc là dựa vào dân… Khi đó, người ra đầu thú sẽ được hưởng chính sách khoan hồng, nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước".
Cũng theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ thì Tết Canh Dần 2010, Cục Truy nã - truy tìm đã tham mưu cho Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm và lãnh đạo Bộ yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương gửi thư đến các gia đình có người phạm tội, đề nghị họ vận động người thân ra đầu thú. Các trường hợp ra đầu thú, nếu tội ít nghiêm trọng, lai lịch rõ ràng, có sự bảo lãnh của gia đình, tuỳ mức độ phạm tội và thái độ khai báo thành khẩn, có thể được tại ngoại, ăn Tết cùng gia đình; liên ngành Công an-Viện Kiểm sát - Toà án sẽ họp bàn để khi xét xử, bị cáo sẽ được xem xét, giảm nhẹ khung hình phạt…
Đồng chí Tổng Cục trưởng cũng phấn khởi, tin tưởng rằng, thời gian tới Cục Truy nã - truy tìm không chỉ có thư kêu gọi, mà sẽ có nhiều nội dung, hình thức mới tạo bước đột phá trong công tác truy nã, truy tìm và vận động đối tượng trốn truy nã ra đầu thú.
Lãnh đạo Tổng cục và các đơn vị chức năng sẽ chỉ đạo, quan tâm tới công tác nghiệp vụ cơ bản, công tác xây dựng lực lượng, công tác hậu cần và công tác thi đua khen thưởng kịp thời để lực lượng làm công tác truy nã, truy tìm bước vào chiến đấu với điều kiện tốt nhất.
Những người làm báo chúng tôi cũng xin chúc cho lực lượng mới, chuyên trách công tác truy nã, truy tìm dù "vạn sự khởi đầu nan" nhưng các anh luôn "chân cứng đá mềm", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó
Theo Báo CAND
2 giờ ngày 5-5-2009, người dân KP 2, phường Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, phát hiện một người đàn ông mặt mày sưng húp, nằm bất tỉnh dưới lề đường trước số 18/11 Ngô Chí Quốc, liền đưa đi cấp cứu.
Hà và Hằng trà trộn vào dòng người tham quan lễ hội hoa Hà Nội, rồi lợi dụng sơ hở, trộm cắp tài sản của nữ du khách.
Ngày 2-1, Công an Hà Nội cho biết, y tá Nguyễn Thị Hằng Nga, trực tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận một nữ nạn nhân là Mai Thị Gấm bị thương nặng.
Trước vành móng ngựa, những gã thanh niên vẫn cho rằng họ rất yêu bạn gái của mình nhưng “vì thiếu hiểu biết và thấy kiếm tiền quá dễ nên mới bán người yêu”. Bên dưới, những người mẹ mất con ôm nhau khóc nức nở.
Khi có trộm xảy ra mà xác định lỗi là do vệ sĩ, công ty dịch vụ bảo vệ phải bồi thường thiệt hại. Nhưng trên thực tế, để được bồi thường cũng trầy vi tróc vảy
HĐXX không chấp nhận một số tình tiết mà vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo đề nghị giảm nhẹ dưới khung hình phạt. Với nhận định "Hành vi giết người của bị cáo có tính chất côn đồ", HĐXX đã tuyên phạt Vũ Thị Kim Anh 14 năm tù giam.