Nhiều trường hợp mua ở hàng rong, đến khi về nhà thấy cân thiếu thì lúc đó cũng không biết tìm họ ở đâu hoặc nếu có tìm được thì cũng dễ bị chối, không có cách gì lấy lại tiền được.

 

Ngày cuối cùng của năm dương lịch, chị Nguyễn Thị Hoàng Hiệp (nhà ở đường Hoàng Quốc Việt - Hà Nội) tong tả một tay xách con cá trắm to quay lại khu chợ Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm) một tay cầm theo cái cân đồng hồ.

Chị bức xúc kể: "Chị ra chợ mua con cá về định làm lẩu cho cả nhà ăn, đã bảo bà hàng cá cân đủ nhé, thế mà về nhà cân lại vẫn thiếu đến bốn lạng…". Bà hàng cá béo ục ịch liếc xéo cái cân của chị Hiệp rồi cười giả lả: "Em đừng nói to không chị mất khách. Thông cảm tí, chắc lúc nãy đông khách chị không để ý. Để chị trả lại tiền cho em".

Còn chị Phạm Vũ Tú Oanh ở đường Trần Tử Bình (quận Cầu Giấy), vừa bị cân điêu mất tiền vừa bị "ăn chửi". Số là có lần chị mua hai cân mít ở hàng bán rong trên phố Nghĩa Tân, về cân lại thấy thiếu mất mấy lạng, chị mang ra ngay, vừa mở miệng thì cô bán mít đã mồm năm miệng mười xoe xoé cãi bay cãi biến, chống nạnh xỉa xói bảo chị ăn vạ. Chán chẳng buồn nói, chị đành lẳng lặng xách túi mít ra về.

2 cân hoa quả mua ở hàng rong chợ Nghĩa Tân, về nhà chị Tú Oanh cân lại thiếu mất 2 lạng.

Tại một số nơi vẫn sử dụng cân xách, nhất là tại các chợ ngoại thành, người bán chỉ cần dùng kỹ thuật lẩy khéo ngón tay cái đeo khoen móc của cân là đã có thể gian lận, ngoài ra có thể sử dụng kỹ thuật gánh cân, đẩy quả tạ...

Đối với các loại hàng hóa thông thường dùng cân cán: Để quả cân vào đúng khấc cần cân, trên đầu cân có kẹp hình chữ U để giữ thăng bằng, đáng lẽ phải để cán cân vào đúng giữa kẹp hình chữ U, nhưng để cân thiếu thì phải có kỹ thuật kẹp cán cân ép vào 1 bên của kẹp hình chữ U đó, 1 cân thì chỉ được 8 - 9 lạng.

Người bán cũng có thể tìm đến các lò rèn để đặt hàng những chiếc cân "chuyên dụng" yêu cầu làm rộng khấc cân hoặc đổ thủy ngân vào quả cân để quả cân nhẹ bớt. Nếu là bán hàng hải sản thì dùng dây cói hoặc dây chuối khô ngâm hố bùn từ 20 - 30 ngày cho dây ngấm bùn rồi dùng dây buộc cua, 1kg cua cân chỉ có 7 lạng thực hoặc dùng nam châm đặt dưới bàn cân.

Cân đồng hồ thì dùng kìm xoay chỉnh tai ấn lò xo, muốn tăng cân thì kéo lên vài nấc, muốn giảm cân thì kéo xuống thế là đã có thể gian lận đến hàng kg khi mua bán. Hoặc người bán có thể tháo hẳn hộp, điều chỉnh độ co giãn của lò xo rồi lại lắp vào, dán lại kẹp chì như mới. Các loại cân đồng hồ, điện tử, cân bàn, cân đòn đều có thể chỉnh được nhưng khó chỉnh nhất là cân điện tử, tuy nhiên lại cũng là cân mà nếu chỉnh được thì người mua rất khó phát hiện ra bị cân điêu...

Không phải người bán hàng nào cũng cân điêu nhưng theo các bà nội trợ thì kinh nghiệm nên mua tại một số hàng quen, có chỗ bán cố định hoặc trong chợ để có gì còn đem ra đổi hoặc đòi lại tiền. Nhiều trường hợp mua ở hàng rong, đến khi về nhà thấy cân thiếu thì lúc đó cũng không biết tìm họ ở đâu hoặc nếu có tìm được thì cũng dễ bị chối, không có cách gì lấy lại tiền được. Nhiều bà nội trợ khi đi chợ đã cẩn thận mang theo cả một chiếc cân đồng hồ để cân đối chứng ngay khi mua hàng. Gần đây, các chị em đi làm công sở thì mua cân lò xo bé xíu (giá chỉ khoảng hơn 100.000đ, cân được đến 5kg) để gọn trong túi xách, sau giờ làm có thể vững tin tạt qua chợ luôn.

Ông Trần Công Tuấn - Chi Cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội cho biết, từ năm 2000 đến nay đã có gần 30 chợ trên địa bàn được trang bị cân đối xứng điện tử đặt ở cổng chợ. Việc này giúp khách hàng có thể kiểm tra đối chứng ngay tại chợ khi có nghi ngờ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các điểm đặt cân đều không có nhân viên điều hành ghi lại kết quả kiểm tra và hằng tháng cũng không báo cáo kết quả về Chi cục.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ nhiệm Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) cho biết, hiện nay VINASTAS đã có văn phòng tư vấn khiếu nại hàng tiêu dùng. Đây là nơi tư vấn cách thức đòi lại công bằng cho người tiêu dùng khi mua bán trên thị trường. Người tiêu dùng có thể gọi điện thoại trực đến các văn phòng khiếu nại ở các tỉnh và thành phố để đề nghị được bảo vệ.

                                                               Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trong 11 tháng năm 2009 lực lượng CSGT đã tạm giữ 5.854 xe mô tô vi phạm các quy định về TTATGT.
Hướng dẫn người dân làm thủ tục thi sát hạch

“Siêu lừa” chiếm đoạt hơn 145 tỉ đồng

Chỉ bằng những “chiêu” đơn giản: Vay lãi suất cao, bán đất ở những địa điểm hấp dẫn gần biển... Nguyễn Huỳnh Thị Mỹ Ngọc đã khiến hàng chục tỉ phú mắc bẫy

Giả danh thương binh buôn ma tuý

Chuyền mua một chiếc xe 3 bánh dán biển thương binh 27-7 và một thẻ thương binh giả dùng để chở hàng kiêm giao dịch ma tuý.

Dòng chảy của than "đen" vẫn lũ lượt ra cảng

Về Quảng Ninh những ngày này, chúng tôi ghi nhận được nhiều nơi đất rừng bị xẻ thịt, đào bới nham nhở để lấy than, khiến môi trường sống bị xâm hại nghiêm trọng. Rừng kêu cứu, người dân kêu cứu vì dòng chảy của than "đen" hàng ngày vẫn lũ lượt ra cảng.

Người đẹp sau song sắt nhà tù

Vốn dĩ họ đều có một điểm chung là được trời phú cho sắc đẹp. Thế nhưng sắc đẹp không mang lại hạnh phúc mà còn làm họ vướng vào con đường tình, tiền, tù tội...

Tai nạn từ khai thác khoáng sản ở huyện Kim Bôi - nỗi đau nối tiếp nỗi đau

(HBĐT) - Trong thời gian hơn 70 ngày, (từ 19/10 đến 1/1/2010), tai hoạ đã ập đến từ những lò khai thác than và điểm khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn huyện Kim Bôi cướp đi sinh mạng của 8 người xấu số.

Phía sau những "bóng hồng"… xuống phố

Càng gần thời điểm cuối năm, tình trạng hoạt động của gái mại dâm càng có xu hướng gia tăng. Không chỉ đứng đường bắt khách, tập hợp thành đường dây mà giờ đây loại tệ nạn này còn tinh vi hơn bằng những thủ thuật tiếp cận khách hàng qua Internet. Đây đang là những hình thức hoạt động gây nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh và triệt phá đối với loại tệ nạn xã hội gây bức xúc này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục