Theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất các loại rượu vang phải từ nguyên liệu bắt buộc là sirô hoa quả. Thế nhưng hầu hết loại rượu này của các cơ sở sản xuất tư nhân hiện nay trên thị trường lại sử dụng hương liệu để pha chế, không đúng với công dụng, chất lượng hàng hóa. Gần Tết là thời điểm các loại rượu kém chất lượng tung hoành, đánh lừa người tiêu dùng bởi sự nhập nhèm trên nhãn mác...
Trung tá Hà Thế Hùng - Đội trưởng Đội Chống hàng giả (PC15) Công an Hà Nội cho biết, sản phẩm rượu nói riêng và các mặt hàng phục vụ Tết nói chung, nhãn mác càng mập mờ thì nhà sản xuất càng có lợi bởi người tiêu dùng đôi khi chỉ đọc lướt thông tin.
Do vậy, đối với một số loại rượu vang "ngoại", mặc dù nhập khẩu nguyên liệu, thực hiện việc đóng chai tại Việt Nam nhưng trên nhãn phụ, nhiều nhà nhập khẩu chỉ ghi chung chung... khiến người tiêu dùng nhầm tưởng đó là rượu nhập khẩu nguyên chai.
Ngoài ra, lợi dụng những sản phẩm có thương hiệu trên thị trường để in nhãn mác tương tự, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng là một kiểu gian dối khá phổ biến đối với mặt hàng rượu Tết.
Dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009, PC15 Công an Hà Nội từng khám phá vụ hai vợ chồng Mai Ngọc Lâm, Đỗ Thị Thanh Bình - Công ty cổ phần Rượu Hà Nội sản xuất rượu Vodka giả nhãn hiệu của Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico).
Cơ quan chức năng kiểm tra một cơ sở sản xuất rượu vi phạm về nhãn mác. Ảnh: T.H.. |
Không chỉ đăng ký tên gọi gần giống nhau, Công ty cổ phần Rượu Hà Nội còn đánh lừa người tiêu dùng bằng việc sử dụng lại vỏ chai của Halico trên có in chìm logo và in nhãn mác, màu sắc y chang như sản phẩm thật. Đặc biệt, trên nhãn mác còn được doanh nghiệp sản xuất hàng giả này in thêm dòng chữ 94 Lò Đúc, là địa chỉ của Công ty Halico...
Một vi phạm phổ biến khác xảy ra đối với các loại rượu quy định sản xuất nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên như rượu vang. Ngoại trừ một số doanh nghiệp có dây chuyền hiện đại thực hiện việc sản xuất đúng quy định, còn lại các cơ sở tư nhân đều sử dụng hương liệu nhưng đánh lừa người tiêu dùng bằng thông tin trên nhãn mác.
Điển hình là việc QLTT Hà Nội phối hợp Cục Cảnh sát Môi trường kiểm tra 2 cơ sở sản xuất rượu tại Hà Đông, thu giữ trên 50.000 chai rượu các loại như Champagne, vang nổ, vang nho, vang đào...
Theo kết luận của đoàn kiểm tra, việc sản xuất các loại rượu vang trên là không đúng với tên gọi, công dụng, chất lượng hàng hóa, không đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, có dấu hiệu của việc sản xuất hàng giả nên đã chuyển hồ sơ tới cơ quan điều tra. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã gặp vướng khi xử lý đối với vụ việc này.
Theo Trung tá Hà Thế Hùng, Điều 3 Nghị định 06/CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại quy định: Hàng giả bao gồm giả về chất lượng và công dụng; hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa.
Đối chiếu với quy định này thì rõ ràng, việc sản xuất rượu trên của 2 doanh nghiệp phải được coi là sản xuất hàng giả. Nhưng trong các văn bản pháp luật về hình sự lại chưa quy định cụ thể mức chất lượng dưới tiêu chuẩn công bố bao nhiêu phần trăm thì coi là hàng giả nên không thể xử lý hình sự...
Khám phá vụ sản xuất rượu ngoại giả Ngày 10/1, tin từ Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa khám phá chuyên án sản xuất, buôn bán rượu ngoại giả, đã phát hiện, bắt quả tang Nguyễn Quang Huy, ở khối 3, thị trấn Nghi Xuân, đang thực hiện hành vi sản xuất rượu ngoại giả tại nhà riêng. Tang vật thu giữ gồm 83 chai rượu giả nhãn hiệu Remy, Chivas, John đỏ, John đen và một số dung dịch pha chế, dụng cụ để pha chế, 1 máy đóng nắp chai, các loại tem nhãn và 273 tem rượu nhập khẩu. Vụ việc đang được Công an huyện tiếp tục điều tra mở rộng. |
Theo CAND
Ngày 11-1, Ðội Quản lý thị trường TP Yên Bái bắt giữ gần 200 kg gà thịt đông lạnh không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đang trên đường vận chuyển từ biên giới phía bắc về xuôi tiêu thụ.
Ngày 11-1, Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2009 và triển khai công tác năm 2010 (khu vực phía Bắc) được tổ chức tại Hà Nội.
(HBĐT) - Năm 2009, UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở ban, ngành đã tiến hành 217 cuộc thanh tra KT-XH, đã phát hiện sai phạm về kinh tế trên 5 tỷ đồng.
(HBĐT) - Hồi 10h10’ ngày 9/1, tại ngã tư Bưu điện Tân Thịnh thuộc tổ 9, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 1 người bị thương.
Chuyển phóng viên Thế Dũng từ Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lạng Sơn về Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để tiếp tục điều trị - Lãnh đạo Tổng LĐLĐ VN và Báo NLĐ thăm hỏi, tặng quà, động viên phóng viên Thế Dũng cùng gia đình
Chờ lúc bố mẹ ngủ say, Phạm Bá Minh (lớp 12) rón rén đi ra cửa, cầm con dao chuẩn bị sẵn lẻn vào nhà hàng xóm sát hại hai bà cháu để cướp trang sức bằng vằng.