Nhân viên “bắt nọn” lãnh đạo, đối tác “lật tẩy” những chiêu thức ăn tiền… là diễn biến không thiếu kịch tính trong phần xét hỏi về các nội dung “gian thầu”, gửi giá tại Ban điều hành Đề án 112. Cái tên Lương Cao Sơn nằm ở đầu gút các mối nối…

 

Công thức chia tiền “lại quả”
 
Phó GĐ trung tâm tin học Văn phòng Chính phủ kiêm Ủy viên thư ký Ban điều hành đề án Lương Cao Sơn phủ nhận cáo buộc đã thỏa thuận “bán thầu” dự án cung cấp phần mềm cho GĐ Công ty tin học ISA Nguyễn Thúy Hà để nhận tiền hoa hồng. Sơn cũng quả quyết không gợi ý chia nhỏ dự án để tránh đấu thầu.
 
Khoản tiền 360 triệu đồng nhận từ bà Hà, Sơn lý giải là tiền quà tết, tiền hãng IBM, Microsoft trích lại cho Công ty ISA cho nhân viên đi thăm quan nhưng đối tác không dùng đến nên “phân phát để lấy lòng”. Sơn chuyển “sếp” Vũ Đình Thuần 200 triệu đồng, còn lại chia đôi với một đồng nghiệp.
 
Ủy viên Ban điều hành Đề án 112 Lương Cao Sơn
 
Vụ “bán” 28 hợp đồng in sách cho GĐ NXB Tư pháp Nguyễn Đức Giao, Ủy viên thư ký ban điều hành đề án cũng “phủi tay” dù chính ông Giao đã nhận tìm đến bị cáo đặt vấn đề. Sếp “trưởng” Vũ Đình Thuần cũng xác định, với vai trò tham mưu, hợp đồng, văn bản không có thư ký Sơn ký nháy ông Thuần sẽ không ký.
 
Sơn lập tức phủ nhận vai trò “bao sân” của mình. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vặn lại: “Nếu bị cáo không có chức năng trong những việc này, tại sao các công ty, đơn vị cứ tìm đến bị cáo để móc nối?”. “Tôi cũng không biết vì sao. Tôi không hẹn mà họ cứ tìm đến phòng gặp tôi” - nhân vật đầu mối của mọi giao dịch ấp úng.
 
Bị truy tiếp về khoản tiền lại quả của NXB Tư pháp, Lương Cao Sơn khai, một lần Chuyên viên Vụ cải cách hành chính Hoàng Đăng Bảo gọi hỏi cách chia tiền, Sơn “nhớ ra một công thức” chia khoản tiền làm 10 phần, 2 phần để làm quỹ, 3 phần chuyển sếp Thuần, còn lại Bảo - Sơn chia nhau.
 
 
Hoàng Đăng Bảo được hỏi để đối chứng. Bị cáo khai, công thức Sơn đưa là 20% trích quỹ, còn lại chia 6 phần, sếp Thuần 3, Sơn 2 và bị cáo 1. Tuy nhiên sau đó, Sơn cũng chỉ đưa lại cho Bảo 37,8 triệu đồng.
 
Trước đó, Bảo đã được ủy viên thư ký dặn khi sang NXB Tư pháp, có được đưa gì phải báo cáo lại. Chuyên viên này giải thích khoản tiền sở dĩ phải chuyển cho Sơn vì hợp đồng này đáng ra đã được giao cho công ty của em trai Sơn thì lại đẩy sang NXB Tư pháp.
 
Sếp trưởng Vũ Đình Thuần thì chỉ nhăm nhăm một điệp khúc “không biết, không nhận, không chỉ đạo” dù nhiều khoản tiền được chứng minh vẫn tự chảy vào túi sếp.
 
Lãnh đạo bảo không, nhân viên tố tiền “gửi giá”
 
GĐ NXB Tư pháp Nguyễn Đức Giao xác nhận ký được 28 hợp đồng xuất bản sách cho Ban điều hành Đề án 112. Tất cả các hợp đồng đều giống nhau, chỉ khác về số bản in, số trang cho từng cuốn sách. Tuy vậy, bị cáo phủ nhận đó là thao tác chia nhỏ dự án để lách đấu thầu.
 
Bị cáo thanh minh số tiền hơn 500 triệu đồng lại quả cho Ban điều hành đề án là tiền biên tập bản thảo và tiền phát hành phí do công đơn vị này tự phân phát tài liệu đã in sau khi nhận về.
 
Ông Giao phân trần: “Đáng lẽ phát hành phí “theo lệ” là 30%, tính ra việc trích phí cho Ban điều hành chỉ mất 15%, NXB còn được lợi. Chỉ có điều về thủ tục, vì nóng ruột, chúng tôi không chuyển tiền vào tài khoản đơn vị mà đưa trực tiếp, cũng gọi là “lấy lòng” đối tác”.
 
Giám đốc Nhà xuất bản Tư pháp Nguyễn Đức Giao.
 
Về khoản tiền 667 triệu đồng nhận lại được từ các nhà in lãnh đạo NXB chia cho nhau thì ông Giao “tảng lờ”, khẳng định không biết.
 
Nhân viên của ông Giao - bị cáo Nguyễn Duy Hùng (phó phòng kế hoạch phát hành NXB) “tố” thẳng việc GĐ chỉ đạo gửi giá ở 7 xưởng in mà NXB Tư pháp “bán lại” hợp đồng. Ít nhất 3 nhà in (Công ty in Hữu Nghị, Công ty in Khuyến học, nhà in Giao thông) cũng có lời khai nhận yêu cầu gửi giá của ông Giao.
 
Đến lúc này, GĐ NXB Tư pháp mới ấp úng thừa nhận nhiều lần nhận tiền Hùng lấy từ các nhà in về, tổng cộng khoảng 20 triệu đồng. Các nhà in cũng “lễ tết” cho bị cáo thêm 10 triệu đồng. “Hùng đưa tiền trong một thời gian dài mà tôi cũng không ngờ tiền đó từ Đề án 112” - bị cáo vớt vát.
 
Nguyễn Duy Hùng cũng khai nhiều lần đưa tiền chia chác cho Phó GĐ Phạm Văn Tuấn cho phần công sức 17 lần ký báo giá cao gấp 2,3 lần giá trị thực tế cho các hợp đồng, tham gia hợp thức hóa chứng từ sổ sách, ghi lùi thời gian khi sự việc bị phát hiện. Tổng số tiền Hùng được chia khoảng 60 triệu đồng.
 
Nhân viên “tố” 2 sếp thẳng thừng bác bỏ lý lẽ biện minh không biết nguồn gốc khoản tiền của ông Giao, ông Tuấn: “Đầu tiên anh Giao dặn nói là tiền GĐ gửi mọi người nhưng sau tôi đều nói là các nhà in gửi từ tiền in ấn sách cho Đề án 112. Tôi nghĩ mọi người đều phải biết vì việc rất rõ ràng rồi”.
 
                                                                               Theo Dantri

Các tin khác

Hiệu vàng Trọng Đức, nơi xảy ra vụ cướp
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Nhập nhèm” rượu Tết

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất các loại rượu vang phải từ nguyên liệu bắt buộc là sirô hoa quả. Thế nhưng hầu hết loại rượu này của các cơ sở sản xuất tư nhân hiện nay trên thị trường lại sử dụng hương liệu để pha chế, không đúng với công dụng, chất lượng hàng hóa. Gần Tết là thời điểm các loại rượu kém chất lượng tung hoành, đánh lừa người tiêu dùng bởi sự nhập nhèm trên nhãn mác...

Đưa luật về với dân - Hành trình “xóa mù” pháp luật

(HBĐT) - Năm 2009, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt là công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo và đối tượng chính sách, những người ít có điều kiện tiếp cận với kiến thức pháp luật, trình độ dân trí pháp lý còn nhiều hạn chế.

Kiểm lâm bị lâm tặc bao vây hơn 10 tiếng

Đến 8h30' sáng 9/1, được sự phối hợp của gần 30 chiến sỹ Công an huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), lực lượng Kiểm lâm của Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn mới thoát khỏi vòng vây để đưa xe ôtô tang vật của lâm tặc về trụ sở Công an huyện, sau gần 10 tiếng đồng hồ bị bọn lâm tặc cùng những người dân quá khích bao vây, tấn công.

Giật dây chuyền cho vợ đi đẻ

Tại tòa, Huỳnh Ngọc Tuấn (ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) ngang nhiên thừa nhận hành vi trộm cắp và chấp nhận ở tù. Bị cáo cũng không quên giải thích rõ nguyên nhân phạm tội.

Hai người Nhật bị nữ luật gia lừa hơn 14 tỉ đồng

Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) ngày 11-1 đã chuyển hồ sơ sang VKSND Tối cao, đề nghị truy tố luật gia Trần Thị Ngọc Nga (trú tại Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao - TPHCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tiêu hủy hơn 700 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốc

Ngày 11-1, Ðội Quản lý thị trường TP Yên Bái bắt giữ gần 200 kg gà thịt đông lạnh không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đang trên đường vận chuyển từ biên giới phía bắc về xuôi tiêu thụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục