Hầm đường bộ Kim Liên đã giúp giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông qua nút Đại Cồ Việt - Giải Phóng - Lê Duẩn.

Hầm đường bộ Kim Liên đã giúp giảm tải lưu lượng phương tiện giao thông qua nút Đại Cồ Việt - Giải Phóng - Lê Duẩn.

Năm 2009, ngành Giao thông vận tải Thủ đô đã có một cuộc “đại cách mạng” trên đường phố. Đó là việc đồng loạt "nắn" lại các điểm nút giao thông, "cưỡng chế" người dân tuân thủ luồng tuyến. Đây có phải là giải pháp tối ưu trong lúc hạ tầng cho giao thông của thành phố chưa đi cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông?

 

Người dân đã tự giác

Trước khi Sở GTVT Hà Nội có cuộc cải tổ lớn về tổ chức giao thông, một số tổ chức nước ngoài, trong đó có JICA Nhật Bản từng giúp thí điểm phân luồng tại tuyến phố Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân để có những đánh giá đúng đắn về trật tự giao thông ở Thủ đô.

Cũng tại thời điểm cuối tháng 5/2009, một số hạng mục lớn về hạ tầng giao thông đang trong giai đoạn thi công như hầm đường bộ Kim Liên, đường vành đai III, cầu vượt Thanh Trì... thì Sở GTVT quyết định thực hiện việc tổ chức lại giao thông ở đồng loạt 40 tuyến phố.

Bỗng dưng ngăn đường, ép rẽ, tung quân ồ ạt điều khiển giao thông khiến người dân Thủ đô ngỡ ngàng và lúng túng. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận sự thay đổi nếp đi lại của mình, thế là phản ứng. Điển hình phải kể đến sự bất tuân của một số người tham gia giao thông nút Trần Khát Chân - Phố Huế - Bạch Mai. Họ đã cho xe trèo qua dải phân cách để sang đường, thay vì phải đi một đoạn mới rẽ theo bảng chỉ dẫn.

Việc này không chỉ xảy ra trong dăm ba ngày khiến những người chủ trì cuộc "cải tổ" phải đến đây theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Và rồi, một quyết định được thống nhất, cứ tiếp tục thay đổi. Để mọi người tham gia tuân thủ cách thay đổi này, buộc phải dàn quân để hướng dẫn, và... xử phạt. Hôm nay, khi đi qua đây, chúng tôi ít khi thấy bóng dáng CSGT, TTGT nhưng người dân vẫn đi đúng luồng, tuyến.

Là người thường xuyên đi trên trục đường Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng, tôi phải thừa nhận việc phân luồng này rất hiệu quả. Bằng chứng là tình trạng ùn tắc tại các nút như Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến; Tây Sơn - Hồ Đắc Di và đặc biệt là điểm Nguyễn Lương Bằng - Đàn Xã Tắc - Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa... hầu như không còn ùn tắc kéo dài.

Ban đầu, việc bị "cưỡng chế" người tham gia giao thông phải rẽ phải xuống Đàn Xã Tắc rồi mới quay đầu đi về ngã tư Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa đã gây bối rối và... bực mình cho tôi. Thế nhưng khi đã quen, tôi nhận thấy cách làm này giúp tách dòng, kéo giãn các dòng phương tiện cùng lúc kéo về ngã tư Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa...

Cần nghiên cứu để tiếp tục cải tiến

Nếu như việc tổ chức lại giao thông giúp Hà Nội hoàn toàn thoát khỏi vấn nạn ùn tắc giao thông thì chẳng còn gì phải bàn. Trong quá trình vận hành theo cách làm mới, đã và đang phát sinh một số bất cập. Đó là tình trạng lộn xộn diễn ra tại các nút quay đầu khi mật độ phương tiện lớn. Do không có đèn tín hiệu, nên nhiều người điều khiển phương tiện được... tự do.

Việc tổ chức lại giao thông đã làm cho nút giao thông Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa thông thoáng.

Tâm lý muốn vượt lên trước, muốn sang đường nhanh lại đang chiếm đa số trong người tham gia giao thông nên dẫn đến tình trạng, mạnh ai nấy... quay. Việc yêu cầu tính tự giác cao tại các điểm quay đầu này đã không phát huy được tác dụng khi văn hóa giao thông mới chỉ đang được chúng ta xây dựng.

Một đối tượng bị thiệt thòi khá lớn trong việc điều chỉnh này chính là người đi bộ mặc dù phần đường dành cho họ vẫn còn nguyên tác dụng và đèn hiệu bật sáng theo nhịp nhắc nhở "dành đường cho người đi bộ" nhưng các dòng phương tiện vẫn vượt lên.

Ngoài ra, còn một khiếm khuyết mang tính chất tổng quan dễ nhìn thấy là việc thay đổi này chỉ có thể giải quyết nạn ùn, tắc trong những thời điểm không có biến động lớn về mật độ phương tiện.

Khi mật độ phương tiện giao thông tăng đột biến như khai giảng, thi đại học, dịp lễ, Tết... thì cách làm này lại khiến cho việc ùn, tắc càng phức tạp. Liệu tình trạng này có được lường trước?

Ông Sỹ thừa nhận, hạn chế này đã được lường trước. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, đây là giải pháp tình thế được coi là hữu hiệu nhất. Ông Sỹ đưa ra con số, mỗi năm đăng ký mới trên 24.000 phương tiện, trong đó hạ tầng giao thông lại không được cải thiện là mấy.

Bên cạnh đó, việc không thống nhất giữa quy hoạch đô thị và giao thông cũng là nguyên nhân khiến mật độ phương tiện đổ vào nội đô tăng. "Lẽ ra trung tâm thương mại, khu dân cư, trường học, bệnh viện phải tản ra các vùng phụ cận, đằng này lại đang có xu hướng tập trung ở các tuyến phố lớn trong nội thành", ông Sỹ nhận xét.

Chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, việc tổ chức lại giao thông hiện nay chỉ mang tính chất tình thế và đã phần nào mang lại hiệu quả.

Nhưng, còn một câu hỏi khác mà mọi người dân Thủ đô quan tâm là, đến bao giờ, Hà Nội mới không phải "ăn đong" trong việc đảm bảo giao thông đô thị? Tết Nguyên đán đang cận kề, các đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông sẽ làm gì để góp phần có một cái Tết giao thông thông suốt? Trong số báo tới, chúng tôi sẽ có bài viết về vấn đề này.

                                                                          Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhà nghỉ Như Phước trong đêm xảy ra vụ bắt cóc

Sẽ xét xử phúc thẩm 3 bị cáo phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Theo tin từ Tòa án nhân dân tối cao, dự kiến trong các ngày 18, 19-1, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ mở 3 phiên tòa phúc thẩm xét xử 3 bị cáo: Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch và Vũ Văn Hùng cùng phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự.

Lừa tiền bằng... con dấu đỏ

Bà Phạm Thị Tranh, nguyên chủ tịch Ủy ban MTTQ phường 9, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đã dùng con dấu cơ quan tạo lòng tin để chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng của 10 người

Đường dây mại dâm cao cấp của má mì 9X

Khách hát có nhu cầu "vui vẻ", Huyền dùng điện thoại điều các thiếu nữ trẻ đẹp đến phục vụ. Đường dây mại dâm tiền triệu của má mì 9X bị triệt phá sau khi hai gái bán dâm bị bắt quả tang tại một khách sạn.

Ngành toà án Nâng cao chất lượng xét xử

(HBĐT) - Năm 2009, ngành Tòa án thụ lý 1.792 vụ án các loại, đã giải quyết 1.755 vụ, đạt 97,9%. Trong đó, án hình sự thụ lý 688 vụ với 1.052 bị cáo, đã giải quyết 678 vụ với 1.34 bị cáo, đạt tỷ lệ 98,54%, vượt chỉ tiêu thi đua 3,54%.

TP Huế: Bắt đối tượng dùng súng AK khống chế con tin sau 11h nghẹt thở

Nhiều giờ thuyết phục không thành, hơn 5h sáng 17/1, bộ đội đặc công đã xuất kích tấn công đối tượng bắt giữ con tin điên cuồng suốt từ chiều 16/1, tại nhà nghỉ Như Phước, TP Huế. Cả cô gái và thủ phạm đều ngất xỉu vì căng thẳng và lựu đạn hơi cay.

Hà Nội: Chưa Tết đã tắc đường

Ùn ứ, chờ đợi và nhích dần từng chút một. Mặc dù còn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng trên nhiều tuyến đường, các khu vực của cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, tình trạng ùn tắc giao thông đã bắt đầu trở nên bức xúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục