Thời gian qua, biển hiệu của doanh nghiệp (DN) đã nhiều lần được nhắc nhở vì vi phạm pháp luật nhưng chỉ ở góc độ kích cỡ, màu sắc, ngôn ngữ... dù “mũ” của chúng nhiều lúc sai lè.
Điều đáng nói là ngay cả các văn phòng công chứng (VPCC) – loại hình DN hoạt động theo mô hình DN tư nhân hoặc công ty hợp danh…cũng tự sản xuất cho mình một cái “mũ” có “dính tý” Nhà nước để “nâng cơ” trong mắt khách hàng.
Văn bản pháp luật “bí” đường
Trên biển hiệu, các đơn vị, cơ quan Nhà nước (“mũ”) được viết ở trên tên của DN có nghĩa đó là đơn vị chủ quản. hướng dẫn nghiệp vụ cho DN cũng như cùng chịu trách nhiệm với DN khi có vấn đề xảy ra.
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Công chứng, VPCC do một Công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, còn VPCC do hai Công chứng viên trở lên thành lập thì theo mô hình công ty hợp danh. Các loại hình này VPCC này tự chịu trách nhiệm về hoạt động và chỉ chịu sự quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp về lĩnh vực công chứng, chứ không phải là đơn vị trực thuộc của Sở Tư pháp.
Vậy mà nhiều tỉnh thành trên cả nước, các VPCC dường như cũng đang rơi vào tình huống “loạn mũ” cơ quan chủ quản trên biển hiệu. Cụ thể là, rất nhiều VPCC phía trên cùng của biển hiệu của mình đã ghi thật to, thật rõ là Sở Tư pháp tỉnh H, tỉnh C..
Tại Khoản 3 Điều 23 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 04/2009/NĐ-CP, các biển hiệu doanh nghiệp vi phạm quy định sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 ban hành về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin (Mục 8 Điều 55).
Nhưng hành vi ghi liều tên cơ quan chủ quản trên biển hiệu của DN chỉ có thể xử phạt theo hướng “không ghi đúng, không ghi đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu” (Điểm b Khoản 1 Điều 55), song chế tài điều chỉnh đích danh hành vi loạn “mũ” cơ quan chủ quản lại chưa có.
Nhà quản lý đứng im …chờ hướng dẫn
Việc các VPCC bị “loạn mũ” không phải là phát minh gì mới mà rất nhiều người làm luật, hiểu luật đều biết rõ. Và dù Luật Công chứng đã đi vào cuộc sống được hai năm nhưng tình trạng một số VPCC tự ý ghi Sở Tư pháp phía trên vẫn tồn tại và trở thành chuyện chẳng có gì lạ.
Hầu hết tại các địa phương, đơn vị quản lý chuyên môn (Phòng Bổ trợ tư pháp thuộc các Sở Tư pháp) không biết phải hướng dẫn sao cho các VPCC về vấn đề biển hiệu vì bản thân họ cũng … mù mờ, chẳng biết xử lý sao cho đúng nữa. Thậm chí, Trưởng phòng Bổ trợ Tư pháp Sở Tư pháp Hải Phòng còn cho biết, đã thấy sai, đã nhắc nhở, nhưng VPCC chưa chấp hành nên cũng đành chờ có văn bản hướng dẫn cụ thể để làm.
Theo ông Trần Văn Minh – Phó Phòng thanh tra văn hóa thuộc Thanh tra Bộ VH-TT&DL, các vấn đề liên quan tới biển hiệu, biển quảng cáo...là thuộc lĩnh vực của ngành văn hóa và cơ quan này đã có quy định rất cụ thể tại các VBQPPL liên quan. Các VPCC với tư cách pháp lý của mình như luật định, thì vấn đề biển hiệu không nằm ngoài đối tượng đó nên cần nghiên cứu kỹ và áp dụng cho đúng.
Còn bà Đỗ Hoàng Yến - Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, do pháp luật chưa có quy định cụ thể nội dung của biển hiệu VPCC nên mới có tình trạng đem Sở Tư Pháp ra làm “mũ” như vậy. “Để chấn chỉnh tình hình này, Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 02 và Luật Công chứng. Trong đó sẽ quy định “nội dung của biển hiệu VPCC theo nội dung ghi trên con dấu của Văn phòng”, bà Yến nói.
Mũ “rởm” VPCC cứ “chạy”
Các công chứng viên đều nhấn mạnh, trong khi hoạt động công chứng rất đặc thù, không phải hoạt động thương mại đơn thuần như các DN sản xuất, kinh doanh, song đến nay “chưa có một văn bản nào qui định rõ ràng nội dung biển hiệu của VPCC”. Nếu có qui định, các VPCC “sẽ thực hiện nghiêm túc” chứ không phải “người sau làm theo người trước” như tình trạng biển hiệu VPCC hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều VPCC coi việc đưa “Sở Tư pháp” lên biển hiệu là một bằng chứng “bảo đảm uy tín” cho hoạt động, để “người dân yên tâm, biết ai cấp phép, ai quản lý VPCC”. Một VPCC tại Cầu Giấy (Hà Nội) còn coi đây một cách “tôn trọng cơ quan quản lý nhà nước và thể hiện sự rõ ràng đối với người dân”(!).
Một số VPCC trên điạ bàn thủ đô cũng cho hay, họ biết là việc đội “mũ” đó là sai và sẽ sửa. Nhưng xem ra con đường đó còn gian nan vì trước mắt là chưa có văn bản điều chỉnh “trúng” và nếu có thì cũng sẽ “từ từ rồi tính” vì từ văn bản đến thực thi nghiêm túc không phải con đường ngắn, bằng phẳng nếu thiếu tính nghiêm trị.
Theo ND
37 năm, sau cái đêm kinh hoàng mà 5 đồng chí của chúng tôi hy sinh trong hang đá trên núi Hòn Tàu đó, biết bao lần gia đình các liệt sĩ đi tìm đồng đội và nơi hy sinh của chồng con và đồng đội của các anh cũng biết bao lần đi tìm thân nhân các anh mà không được. Trường hợp anh Thăng là một ví dụ.
(HBĐT) - Sau hơn ba tháng kể từ khi bị bán sang Trung Quốc, sáng ngày 17/3, cháu Trần Văn Tuấn sinh năm 2006 đã được Công an tỉnh bàn giao lại cho người nhà của cháu trong tình trạng sức khỏe tốt. Cháu Tuấn bị chính người mẹ đẻ đang tâm bán sang Trung Quốc lấy 15 triệu đồng để thoả mãn cơn nghiện ma túy.
Nghe Hồng hé lộ có trồng cần sa tại vườn nhà nên Bốn móc nối với một số đối tượng khác liên hệ mua cần sa để bán lẻ kiếm lời. Bốn khai, trước khi bị bắt, anh ta và Hoàng Ngọc Toàn đã nhiều lần mua cần sa của Hồng với giá 200 nghìn đồng/lạng. Mỗi lạng cần sa, Toàn và Bốn chia thành 10 túi nhỏ bán với giá 50 nghìn đồng/túi cho "dân chơi".
Bốn bị cáo đang tuổi vị thành niên, chưa có tiền án tiền sự nhưng do ăn chơi lêu lổng nên phải nhận án tù. Trước tòa, những người mẹ của chúng thay vì nhận trách nhiệm lại đổ thừa … hoàn cảnh.
Ngày 18-3, Công an Ðống Ða cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Trung Hiếu, SN 1987 (nhà ở ngõ Văn Chương, quận Ðống Ða), là chiến sĩ Công an phường Thịnh Quang (quận Ðống Ða) về tội sử dụng ma túy và làm nhục người khác.
Để che mắt thiên hạ, xóa tan mọi hoài nghi và đặc biệt là sự "dòm ngó" của lực lượng chống buôn lậu, Luân tự ngụy trang cho mình bằng cách xin phép chính quyền thị xã Châu Đốc cho mở tiệm cầm đồ và gia công phân kim vàng đặt tại nhà riêng mang tên Ngọc Anh. Thực tế, tiệm vàng Ngọc Anh chẳng hoạt động gì đáng kể mà chủ yếu là để phục vụ cho mục đích buôn lậu vàng của bản thân và của gia đình vợ.