Một số hộ đã lắp thiết bị phụ vào trước mặt đồng hồ làm đồng hồ ngừng hoặc quay chậm lại, hay không dùng nước qua đồng hồ mà trích một đường trước đồng hồ vào nhà để sử dụng. Khó phát hiện nhất là “chiêu” đục ống nước dưới đất, thanh tra ngành nước muốn bắt quả tang thì phải theo dõi trong một thời gian dài.
"Khát" nước sạch mỗi khi hè đến là chủ đề nóng ở những vùng còn thiếu nước, chưa được cấp nước sạch ở Thủ đô. Trong khi ấy, sử dụng lãng phí nước sạch, gây thất thoát nguồn tài nguyên quý giá lại đang diễn ra hằng ngày. Giá nước tăng, tình trạng ăn cắp nước sạch ở Hà Nội lại diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, gây thất thoát ngân sách và khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. Nước sạch bị thất thoát Một trong những lý do gây thất thoát nước sạch là tình trạng người dân được mua nước theo giá nước sinh hoạt, nhưng lại dùng nước sạch để kinh doanh. Việc làm này hoặc lén lút, hoặc có cách đối phó khiến thanh tra của các xí nghiệp nước khó phát hiện. Cách đây 3 năm, Công ty Nước sạch Hà Nội phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải mở chiến dịch kiểm tra, rà soát các điểm rửa xe, kinh doanh dịch vụ sử dụng nước sạch lãng phí. Chiến dịch này đã được dư luận đồng tình bởi rất nhiều hộ thường xuyên "xài" nước sạch mua theo giá dành cho sinh hoạt vào kinh doanh trái quy định đã bị xử phạt. Tuy nhiên, từ đó đến nay, việc sử dụng nước sạch sai mục đích vào kinh doanh rửa xe và các dịch vụ khác vẫn âm thầm diễn ra nhưng lại chưa có chiến dịch kiểm tra nào quy mô như cách đây 3 năm. Nước sạch được mua theo giá sinh hoạt nhưng lại được nhiều người kinh doanh sử dụng để kinh doanh dịch vụ ăn uống, rửa xe… đã gây thất thoát nguồn kinh phí không nhỏ. Để đối phó với cơ quan chức năng, nhiều hộ kinh doanh sử dụng hai nguồn nước: nước giếng khoan và nước sạch. Nếu phát hiện có lực lượng kiểm tra, họ lại đấu nối vào nguồn nước giếng khoan để che mắt. Thậm chí, có hộ kinh doanh còn thản nhiên ăn cắp nước ở ụ nước chữa cháy để sử dụng. Kinh doanh rửa xe phải mua nước sạch theo giá nước kinh doanh. Bà Dương Thị Hạnh, Phó phòng phụ trách Phòng Thanh tra Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, việc thanh tra vẫn được các xí nghiệp nước sạch kiểm tra thường xuyên, liên tục. Đối với người thuê nhà để kinh doanh dịch vụ, rửa xe phải chịu 100% giá nước theo giá kinh doanh, nếu vi phạm sẽ bị truy thu. Có hộ gia đình cho thuê 1 phần thì các xí nghiệp nước sạch sẽ áp giá làm 2 loại: chủ nhà áp giá nước sinh hoạt; người thuê áp giá nước kinh doanh… tuỳ thực tế sử dụng của khách hàng để ngành nước áp giá. Nhiều trường hợp ăn cắp nước sạch bị xử phạt Theo Phòng Thanh tra, Công ty Nước sạch Hà Nội, giá nước càng tăng thì tình trạng ăn cắp nước sạch cũng tăng theo. Hình thức ăn cắp nước sạch cũng ngày một tinh vi, khó phát hiện, thậm chí có vụ chủ hộ đào cả nền nhà lên để lấy nước. Điển hình nhất là lắp thiết bị phụ vào trước mặt đồng hồ nhằm vô hiệu hoá đồng hồ dưới mọi hình thức, làm đồng hồ ngừng hoặc quay chậm lại. Một kiểu "ăn cắp" nữa hay được sử dụng là có đồng hồ nhưng không dùng nước qua đồng hồ, mà trích một đường trước đồng hồ vào nhà để sử dụng. Thủ đoạn khó phát hiện nhất là đục ống nước dưới đất, thanh tra ngành nước muốn bắt quả tang thì phải theo dõi trong một thời gian dài. Qua kết quả thanh tra ở khu vực quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Hoàn Kiếm cho thấy, một số hộ ăn cắp nước bằng hình thức khá tinh vi làm đồng hồ quay chậm lại nhằm gian lận nước sạch… Năm 2009, Thanh tra ngành nước ở Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện gần 100 trường hợp ăn cắp nước, trong đó có 24 vụ lắp máy trái phép. Điển hình là vụ phát hiện hộ ông B.T.A. ở Minh Khai và T.T.K.K. ở phố Kim Đồng đã đấu thiết bị phụ trước mặt đồng hồ; hộ ông N.K.C. ở đường Bạch Đằng sử dụng thiết bị làm vô hiệu hoá đồng hồ. Những năm gần đây, vi phạm về lắp máy nước trái phép để thi công các công trình xây dựng tương đối nhiều, đặc biệt với các công trình xây dựng lấn chiếm. Từ đầu năm 2010 đến nay, qua thanh tra đã phát hiện gần 10 trường hợp ăn cắp nước, tuy nhiên không phát hiện trường hợp nào lắp máy trái phép. Đây chỉ là số liệu kiểm tra, phát hiện được, trên thực tế, tình trạng ăn cắp nước sạch, thất thoát nước sạch không chỉ dừng lại ở đó. Khó khăn lớn nhất đối với việc thanh, kiểm tra hiện nay là vấp phải sự không hợp tác của người vi phạm và sự thiếu quyết liệt của cán bộ chính quyền địa phương. Ngành nước chỉ có chức năng kiểm tra, phát hiện vi phạm và truy thu tiền nước đã sử dụng, không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (Thanh tra xây dựng mới được xử phạt vi phạm hành chính). Chính vì điều này mà công tác thanh tra nước sạch, chống trộm cắp, thất thoát nước gặp nhiều khó khăn. Công ty nước sạch đã có giải pháp là lắp đặt đồng hồ nước ở phía bên ngoài, không cho sâu vào trong nhà khách hàng nhưng vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu. Để ngăn chặn nguồn nước sạch bị thất thoát, bị lấy cắp, cần thiết phải có các chiến dịch kiểm tra đồng bộ, trong đó cấp chính quyền địa phương phải vào cuộc tích cực trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm. Ngành nước nên thiết lập đường dây nóng để người dân có thể tham gia góp ý, tố giác các hành vi trộm cắp gây thất thoát nước sạch Theo Báo CAND
Thượng tướng Lê Thế Tiệm nhẹ tay lật lớp áo người chiến sỹ. Nhìn những vết băng còn hơi rớm máu, ông không khỏi xúc động. Như một người cha đối với con mình, ông ân cần hỏi Đại úy Cường xem anh thấy trong người thế nào, có đau nhiều không, có ăn được không?... Đáp lại sự ân cần của Thượng tướng, anh Cường đã thưa qua về sức khỏe của mình, anh nói khẽ: "Báo cáo Thủ trưởng, cháu khỏe rồi,cháu sắp ra trận được rồi…".
Bọn chúng phân công ba "nữ tặc" đứng giả vờ làm công nhân đi làm ca về khuya xin đi nhờ xe để "đánh" vào "lòng thương hại" của những người đi đường. Khi có người (chủ yếu là nam) “sập bẫy”, các đối tượng còn lại sẽ nấp trong bụi rậm nhào ra đánh người đi đường để cướp tài sản.
(HBĐT) - Ở đâu có xích mích, cãi cọ, tranh giành là ở đó có bà, với vai trò là người trung gian hòa giải. Với bà điều đáng quý nhất là gìn giữ được sự bình yên cho khối phố, mọi người mọi nhà đều được sống trong tình đoàn kết yên vui. Bà là Tạ Thị Toán- tổ trưởng tổ hòa giải số 21, phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình.
Bỏ nhà sang Trung Quốc sinh sống, Toán đã gọi điện về nhà điều khiển anh trai, em gái và cháu “tuyển” thanh niên đi lao động ở nước ngoài, thực chất là bóc lột sức lao động của những thanh niên khỏe mạnh, ép họ phải lao động cực nhọc như thời trung cổ...
Ném đứa con trai 3 tháng tuổi xuống dòng nước lạnh lúc nửa đêm, Nguyễn Thị Nụ (23 tuổi, Thạch Thất, Hà Nội) đã bị tuyên phạm tội giết người.
Chiều 29-4, anh Phạm Tuấn Hưng (trú xã Bình Trung, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) nhặt được một chiếc điện thoại di động tại vườn, nơi anh đang làm thuê. Anh Hưng để chiếc điện thoại vào yên xe đạp rồi tiếp tục làm việc. Xong việc nhìn lại thì chiếc điện thoại đã bị lấy mất, chỉ còn lại cục pin.