Hội phụ nữ huyện Yên Thủy trao đổi kinh nghiệm và phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có khoảng 2.000 phụ nữ thường đi làm ăn xa. Thời gian qua, Hội phụ nữ các cấp đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em trong hội viên phụ nữ.
Được UBND tỉnh giao là đơn vị chủ trì thực hiện Đề án I của Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, nội dung “Tuyên truyền, giáo dục trong cộng đồng về phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em”, Hội LHPN tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, mời các ngành liên quan tham gia là thành viên.
Hàng năm, Hội xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội khảo sát thực trạng, tình hình phụ nữ đi làm ăn xa, trẻ em phạm tội, mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn, từ đó đề ra biện pháp tuyên truyền phù hợp, có hiệu quả. Trong đó, quan tâm nắm bắt thông tin, tuyên truyền giáo dục đến đối tượng có nguy cơ cao, như: phụ nữ đi làm xa không rõ địa chỉ, phụ nữ nông thôn chưa có việc làm, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thiếu thông tin, nhận thức còn hạn chế. Đồng thời, tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn, giao lưu văn hoá – văn nghệ tại cơ sở, xây dựng câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề tại các tổ, nhóm phụ nữ đi sâu vào nội dung phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Các cấp Hội triển khai kịp thời các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến công tác này đến cán bộ, hội viên và sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Lồng ghép tuyên truyền phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em vào các chương trình, hoạt động của Hội như phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS… Trong 5 năm (2005 – 2009), Hội Phụ nữ đã tổ chức được 30 đêm giao lưu văn nghệ tại cơ sở, 172 cuộc truyền thông tới 10.520 hội viên nội dung lồng ghép chủ đề tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; cung cấp 500 cuốn tài liệu, gần 6.000 tờ rơi tuyên truyền cho các cấp Hội; duy trì hoạt động của 63 câu lạc bộ phòng, chống tệ nạn xã hội. Thông qua các hoạt động đã góp phần trang bị kiến thức, nâng cao hiểu biết cho hội viên, người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa đời sống kinh tế còn khó khăn, nhận thức xã hội còn hạn chế dễ bị đối tượng tội phạm lợi dụng lừa gạt buôn bán. Từ đó có ý thức phòng, chống, có trách nhiệm hơn trong việc phát hiện, tố giác, ngăn chặn tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Vấn đề tạo việc làm tại chỗ, tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho chị em phụ nữ được coi là một trong những giải pháp tích cực trong công tác phòng, chống. Thời gian qua, vấn đề này đã được các cấp Hội đẩy mạnh thông qua việc thực hiện các mục tiêu đảm bảo việc làm, xoá đói - giảm nghèo, tăng cường đào tạo nghề và khả năng tiếp cận các nguồn lực kinh tế cho phụ nữ. Trong năm qua, tỷ lệ lao động nữ chiếm 45% trong tổng số lao động có việc làm mới của tỉnh, lao động nữ qua đào tạo nghề đạt 25%, tỷ lệ sử dụng có hiệu quả thời gian lao động của phụ nữ nông thôn là 82,5%, giảm tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ ở thành phố, thị trấn còn 4,8%.
Kết quả đạt được ghi nhận những nỗ lực của các cấp Hội trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên, nhân dân về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực tiểm ẩn nhiều khó khăn khi có những đối tượng là nạn nhân khi trở về lại tham gia vào đường dây buôn bán phụ nữ. Công tác hỗ trợ cho nạn nhân bị buôn bán trở về tái hoà nhập cộng đồng đã được triển khai, nhưng do chế độ chi cho hoạt động tái hoà nhập cộng đồng đối với nạn nhân thấp, một phần do mặc cảm lo sợ ảnh hưởng đến cuộc sống nên đối tượng tự nguyện đi khai báo với chính quyền địa phương còn hạn chế. Theo thống kê, từ năm 2004 đến nay có 104 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. Năm 2008 có 47 người trở về đi khai báo được nhận hỗ trợ. Năm 2009 có 8 người trở về nhưng chỉ có một người đi khai báo được nhận hỗ trợ.
Từ thực tiễn cho thấy, những vấn đề quan tâm đó là, cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường chú trọng công tác tuyên truyền phòng, chống; nắm bắt thông tin, tình hình nhóm có nguy cơ cao chặt chẽ, thường xuyên; ưu tiên đầu tư nguồn vốn, giải quyết việc làm cho cho đối tượng nạn nhân, tạo điều kiện tái hoà nhập cộng đồng có cuộc sống ổn định; xử lý nghiêm những đối tượng tham gia buôn bán phụ nữ, trẻ em… là những yếu tố tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em hiện nay.
Vũ Hà
(HBĐT) - Được xem là một trong những nhân tố chính trong công tác xây dựng xã phường lành mạnh không có ma túy, mại dâm (XPLMKCMTMD), nhưng trong những năm qua, hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhìn chung vẫn chưa phát huy được vai trò tích cực, quyết liệt trong công tác này.
(HBĐT) - Trong 5 tháng đầu năm 2010, trên địa bàn thành phố Hoà Bình xảy ra 37 vụ tai nạn và va chạm giao thông.
Ngày 16-6, tòa án tỉnh Thái Nguyên sẽ xét xử Đỗ Thị Kim Duân (36 tuổi), hung thủ dùng kim đâm vào đầu bé trai mới 40 ngày tuổi. Mẹ nạn nhân cho biết, lâu nay, những hôm trái gió trở trời, con chị thường quấy, khóc nhiều.
Sau khi bắn chết anh Nguyễn Văn Ninh ở Bắc Giang, Hải bỏ trốn. Nửa năm sống chui lủi trốn lệnh truy nã, Hải đã bị các trinh sát tóm gọn khi ẩn nấp tại phòng trọ của vợ chưa cưới.
Vừa bước xuống xe hơi sau buổi đi đánh golf cùng chồng, chị Phương ngỡ ngàng thấy cổng căn biệt thự của mình chỉ khép hờ, kẹp trên cửa là tờ giấy với dòng chữ nguệch ngoạc: “Xin lỗi em…”.
Chiều qua, 14-6, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận xét xử vụ cấp đất trái phép tại tỉnh Bình Thuận (bắt đầu từ ngày 11-6) đã tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù giam đối với Nguyễn Thanh Hương - nguyên Trưởng phòng Địa chính huyện Hàm Thuận Nam.