Chiều qua, 14-6, tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận xét xử vụ cấp đất trái phép tại tỉnh Bình Thuận (bắt đầu từ ngày 11-6) đã tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù giam đối với Nguyễn Thanh Hương - nguyên Trưởng phòng Địa chính huyện Hàm Thuận Nam.
Đây là vụ án được dư luận quan tâm vì có nhiều cán bộ (trong đó có một uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy) tỉnh Bình Thuận, được giao đất sản xuất nông nghiệp tại khu vực hồ Ba Bàu, huyện Hàm Thuận Nam sai quy định. Trong phương án cấp đất theo phê duyệt của tỉnh năm 1996, thay vì bộ phận dân cư sống bằng nghề rừng chuyển sang sản xuất nông nghiệp được cấp đất, thì đất lại được cấp cho rất nhiều cán bộ, viên chức.
|
Bị cáo Hương tại tòa |
Sau lần hoãn xét xử trước, lần này, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Nguyễn Thanh Hương đề nghị triệu tập 23 cán bộ, công chức của huyện Hàm Thuận Nam, trong đó có cả chủ tịch và phó chủ tịch huyện, lãnh đạo nhiều ban, ngành.
Đáng chú ý, trong số những người đề nghị tòa triệu tập có ông Phạm Thúc Lãnh (Viện trưởng Viện KSND huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), người đã ký cáo trạng truy tố Hương, ông Lê Văn Xô (thẩm phán TAND huyện Hàm Thuận Nam), chủ tọa phiên tòa và một hội thẩm nhân dân đã tham gia hội đồng xét xử sơ thẩm bị cáo Hương. Nguyễn Thanh Hương kháng cáo kêu oan, cho rằng việc cấp đất sai đối tượng, tăng diện tích là do… UBND huyện Hàm Thuận Nam chỉ đạo.
Tại tòa phúc thẩm, Nguyễn Thanh Hương khai việc cấp đất cho các hộ dân khác là do huyện chỉ đạo (nhưng chỉ thể hiện trong biên bản các cuộc họp).
Tòa đã tuyên án bị cáo Hương y án sơ thẩm 3 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo SGGP
Tính tới thời điểm này, NĐ 34 của Chính phủ đã triển khai được hơn 20 ngày. Tuy nhiên, do đặc thù riêng biệt ở vùng ngoại thành nên công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm của CSGT còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM vừa chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND TPHCM, đề nghị truy tố đối với Dương Thành Dũng (SN 1955, ngụ tỉnh Bình Dương, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Đệ) và Trương Minh Hải (SN 1968, ngụ tỉnh Đồng Nai) cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Nguyễn Văn Thành (SN 1953, cán bộ Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hóc Môn) về tội “Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản nhà nước”.
(HBĐT) - Với đặc thù là địa bàn cửa ngõ của 5 xã vùng cao huyện Tân Lạc. Cùng với đó, xã cũng có tuyến đường cửa ngõ sang cụm xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do (Lạc Sơn). Do vậy, việc đảm bảo giữ vững ANTT địa bàn luôn được xem là nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề, khó khăn đối với chính quyền địa phương và lực lượng Công an xã (CAX) Quyết Chiến.
Thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng tỉ đồng dưới hình thức góp vốn kinh doanh. Sau khi nhận tiền góp vốn của đối tác, đối tượng kêu gọi góp vốn không những không sử dụng đúng mục đích như đã nói mà còn chiếm đoạt luôn tiền của người góp vốn để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Tại phiên tòa, Phạm Thị Tuyết Lan, Trần Kim Long, Lê Minh Châu đều không thừa nhận, hoặc nhận rất ít khoản tiền mà Lan "lót tay" cho các bị cáo này. Trái ngược với Lan và những bị cáo khác, tại tòa, từ đầu chí cuối, Dương Công Hiệp chỉ có một lời khai duy nhất: "Có nhận của Lan khoản tiền 1,52 tỷ đồng, trong đó đã đưa 1,37 tỷ đồng cho Long và Châu".
Ngày 11-6, tại TP Móng Cái (Quảng Ninh), Tòa án Nhân dân TP Móng Cái đã xét xử sơ thẩm hình sự đối với các bị cáo Vũ Văn Quân (SN 1964), Vũ Văn Quyền (SN 1984) về tội "Cố ý gây thương tích"; Doãn Thị Nhân (SN 1965) (vợ của Quân) về tội "Chống người thi hành công vụ", các bị cáo trên đều trú tại Tổ 3, khu Hồng Hà, phường Ninh Dương, TP Móng Cái.