Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Tổng kết Lịch sử An ninh Khu 9 cùng các đại biểu tham dự nghiệm thu đề tài (Cần Thơ, ngày 21/5/2010).
Thông qua nghiên cứu tổng kết lịch sử, Công an các cấp đã thu thập cung cấp, trao đổi hàng nghìn tư liệu và sự kiện lịch sử cho các cơ quan nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử Quân sự, các Ban nghiên cứu lịch sử của địa phương; tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, đóng góp khoa học cho các công trình, hội thảo khoa học lịch sử quốc gia, quốc tế; đồng thời trao đổi kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu tổng kết lịch sử với An ninh CHDCND Lào, Công an Campuchia, Bộ Nội vụ Cuba…
Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang bước vào giai đoạn quyết liệt trên phạm vi cả nước, mặc dù phải tập trung chỉ đạo các mặt công tác chiến đấu đảm bảo giữ vững an ninh trật tự nhưng Đảng đoàn và lãnh đạo Bộ Công an mà trực tiếp là đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn vẫn rất coi trọng việc tổng kết thực tiễn. Ngày 9/7/1965, lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 15/NC/TK về tổng kết công tác đấu tranh chống phản cách mạng và biên soạn Lịch sử Công an nhân dân (CAND). Chỉ thị quy định ở Bộ thành lập Ban Nghiên cứu tổng kết do đồng chí Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo. Từ tháng 7/1965 đến tháng 5/1969, Ban Nghiên cứu tổng kết đã hoàn thành hệ thống Văn kiện Đảng giai đoạn 1930-1945, 1946-1954 và 1954-1960 phục vụ công tác lãnh đạo chỉ huy, công tác nghiên cứu và tổng kết, biên soạn lịch sử CAND. Đầu năm 1969, Ban Nghiên cứu tổng kết đã hoàn thành công trình "Tổng kết công tác đấu tranh chống phản cách mạng" (1930-1965) và Sơ thảo "Lịch sử CAND Việt Từ năm 1969 đến năm 1989, công tác nghiên cứu lịch sử CAND được lãnh đạo Bộ giao cho Viện Khoa học Công an. Kế thừa kết quả trước đây, công tác nghiên cứu lịch sử đã hệ thống và xuất bản 3 tập Văn kiện về sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác Công an từ năm 1961 đến năm 1975; bổ sung và xuất bản các tập dự thảo "Lịch sử CAND Việt Nam" tập I (1945-1954), tập II (1954-1965). Năm 1985 hoàn thành và xuất bản cuốn sách "40 năm CAND chiến đấu trưởng thành dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng" chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/1985). Cùng thời gian này, bộ phận nghiên cứu lịch sử CAND của Viện Khoa học Công an hoàn thành biên soạn tập giáo trình Lịch sử CAND Việt Những năm tiếp theo, nhất là từ 1989 đến nay, Bộ trưởng Bộ Công an đã ra 5 Chỉ thị và 3 Quyết định về tổ chức bộ máy; Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an được thành lập là đơn vị trực thuộc Bộ trưởng do đồng chí Thứ trưởng trực tiếp làm trưởng ban và chỉ đạo như: đồng chí Viễn Chi (1989-1991); đồng chí Cao Đăng Chiếm (1991-1993); đồng chí Phạm Tâm Long, đồng chí Võ Thái Hòa, đồng chí Nguyễn Khánh Toàn (từ 1994 đến nay). Về tổ chức các Tổng cục ở Bộ và Công an địa phương thành lập các phòng, ban, đội nghiên cứu khoa học lịch sử. Ngày 1/7/2001, Bộ trưởng Bộ Công an đã quyết định đổi tên Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an thành Viện Lịch sử Công an (V25) để tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan nghiên cứu khoa học lịch sử đầu ngành của Bộ Công an. Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định trên, từ năm 1989 đến nay, công tác nghiên cứu lịch sử CAND đã được đẩy mạnh và trở thành nền nếp thường xuyên, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Lãnh đạo Công an các cấp đã nhận thức đúng vai trò, nhiệm vụ công tác nghiên cứu tổng kết lịch sử và coi trọng việc chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện nên trong hơn 20 năm qua lực lượng nghiên cứu lịch sử đã nghiên cứu, hoàn thành biên soạn và xuất bản trên 1.000 ấn phẩm lịch sử với nhiều thể loại: Biên niên sự kiện, Sơ thảo lịch sử và Lịch sử CAND Việt Nam, Lịch sử Công an các khu, liên khu thời kỳ chống Pháp, Mỹ và lịch sử Công an các đơn vị, địa phương…; đã triển khai và hoàn thành trên 80 công trình Tổng kết các vấn đề lịch sử về đấu tranh phòng, chống tội phạm và Xây dựng lực lượng (XDLL) CAND, trong đó có 22 công trình Tổng kết lịch sử cấp Bộ như: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự (1945-2000); Đấu tranh chống phản động; Đấu tranh chống gián điệp; Đấu tranh chống tội phạm hình sự; Công tác tình báo CAND; Đấu tranh giải quyết vấn đề Fulro ở Tây Nguyên, góp phần phát triển công tác nghiệp vụ, xây dựng, hoàn thiện lý luận CAND, phục vụ các yêu cầu công tác, chiến đấu, XDLL CAND; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc nghiên cứu, hoạch định những vấn đề có tính chiến lược trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và XDLL - CAND… Thông qua nghiên cứu tổng kết lịch sử, Công an các cấp đã thu thập cung cấp, trao đổi hàng nghìn tư liệu và sự kiện lịch sử cho các cơ quan nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, lịch sử Quân sự, các Ban nghiên cứu lịch sử của địa phương; tham gia nghiên cứu nhiều đề tài, đóng góp khoa học cho các công trình, hội thảo khoa học lịch sử quốc gia, quốc tế; đồng thời trao đổi kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu tổng kết lịch sử với An ninh CHDCND Lào, Công an Campuchia, Bộ Nội vụ Cuba; giúp Bộ chủ trì và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học lịch sử cấp Bộ, liên ngành nhân các ngày kỷ niệm lớn của Đảng, của dân tộc, của lực lượng CAND về các sự kiện, chiến công trong lịch sử đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng CAND như: Vụ Ôn Như Hầu; đấu tranh với các chuyên án: C30; Gián điệp biệt kích xâm nhập; Kế hoạch CM12; Hội thảo khoa học về 50 năm Học tập và thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy CAND; về Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn với CAND; về "CAND trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước". Cùng với nghiên cứu lịch sử CAND, Viện Lịch sử Công an đã giúp Đảng ủy Công an TW và Lãnh đạo Bộ đề xuất, thẩm định và xây dựng 3 khu Di tích Lịch sử CAND: Khu Di tích Nha Công an TW (Tuyên Quang); Khu Di tích Căn cứ Ban An ninh TW Cục (Tây Ninh); khu Di tích An ninh khu V (Quảng Nam)… Xây dựng Bảo tàng CAND, Nhà truyền thống Công an ở các đơn vị, địa phương. Từ năm 2005, Bộ giao công tác Bảo tàng, bảo vệ và phát huy giá trị các Di sản văn hóa CAND về Viện Lịch sử Công an; Công tác quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng tôn tạo, tổ chức trưng bày tại các Bảo tàng CAND ở Bộ và khu Di tích CAND được đẩy mạnh và phát triển; tổ chức trưng bày thành tựu và hoạt động về An ninh trật tự tại các triển lãm Nhà nước nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước… góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống vẻ vang của CAND trong cán bộ, chiến sỹ và nhân dân. Chặng đường 45 năm xây dựng, phát triển của lực lượng nghiên cứu lịch sử CAND luôn gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của CAND là quá trình phấn đấu bền bỉ, tâm huyết để hoàn thành nhiệm vụ được giao của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ làm công tác nghiên cứu Khoa học lịch sử Công an trong toàn lực lượng. Để có được kết quả trên còn thể hiện sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Công an các cấp, sự đóng góp tâm huyết của các đồng chí nguyên là lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ Công an các thời kỳ và sự giúp đỡ phối hợp của các cơ quan nghiên cứu khoa học lịch sử ngoài ngành và cán bộ, chiến sỹ CAND. Tự hào về truyền thống vẻ vang, lực lượng Nghiên cứu khoa học lịch sử tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác nghiên cứu lịch sử CAND đề ra trong Chỉ thị số 03 và 05 của Bộ về Nghiên cứu lịch sử và Bảo tàng truyền thống CAND (2006-2010), thiết thực chào mừng kỷ niệm lần thứ 65 ngày truyền thống CAND và 5 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc Theo Báo CAND
Từ tin đồn nước giếng bà Lĩnh ở xã Tam Hòa, huyện Núi Thành - Quảng Nam có thể chữa khỏi nhiều bệnh, hàng ngàn người đã đổ xô đến đây xin “nước thánh”, gây náo động cả vùng quê yên ả
Theo Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP HCM, từ đầu năm đến nay tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu trên thị trường TP vẫn còn khá phức tạp. Đặc biệt, tình trạng hàng giả đã tăng đột biến so với cùng thời điểm năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm, riêng lực lượng này đã kiểm tra, phát hiện 155 vụ vi phạm về hàng giả (tăng 121 vụ so với cùng kỳ năm 2009). Ngoài ra, số vụ vi phạm về hàng lậu, hàng cấm cũng chiếm con số không nhỏ: 848 vụ/1.828 vụ vi phạm mà lực lượng QLTT phát hiện...
Các trinh sát Cục PCTP ma túy phối hợp với BĐBP Tây Ninh bắt Tô Văn Nam, Việt kiều Mỹ, cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy từ Campuchia vào Việt Nam và vận chuyển đi nước thứ ba và thu thêm 1 bánh heroin, 30 viên ma tuý tổng hợp cùng nhiều tang vật khác.
Trên đường vận chuyển hơn một 100 kg thuốc nổ tự chế bằng xe Ford Everest, bị cảnh sát phát hiện, Lâm cùng đồng bọn châm lửa đốt để phi tang. Vụ nổ khiến 125 ngôi nhà bị sập mái, đổ tường và 25 người bị thương.
Với thủ đoạn "cứu nét" hoặc hứa đưa đi tìm việc làm có thu nhập cao, 14/19 đối tượng trong đường dây buôn người đã lừa nhiều cô gái trẻ (có cháu chưa đủ 13 tuổi) bán cho các nhà nghỉ hoặc bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm.
(HBĐT) - Ngày 2/7, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 521/QĐ-TTg ra ngày 13/6/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc” và biểu dương các điển hình tiên tiến phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ Quốc giai đoạn 2005- 2010.