Tại cuộc họp báo chiều 7-7, Thiếu tướng Tô Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh I (Bộ Công An cho biết): Từ 29- 6 đến 6-7, cơ quan an ninh Việt Nam đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp một tổ chức tội phạm lừa đảo quốc tế sử dụng công nghệ thông tin (viễn thông, internet) để tấn công vào ngân hàng và tài khoản của công dân một số nước trong khu vực khi chúng đang hoạt động tại Việt Nam.
Đây cũng là một tổ chức tội phạm quốc tế có số lượng tội phạm bị bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam bao gồm 99 tên. Trong đó 76 tên là người Đài Loan (Trung Quốc) và 23 tên là người Trung Quốc. Tuy nhiên, những tên này chỉ là bọn thực hiện tội phạm cụ thể, còn những tên cầm đầu đều ở nước ngoài và chỉ đạo qua mạng thông tin.
Đánh giá ban đầu từ cơ quan an ninh thì đây là loại tội phạm xuyên quốc gia lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam và bị bắt gọn.
Trong những tháng gần đây, Bộ Công an nhận được nhiều tin trao đổi của lực lượng chống tội phạm một số nước về tình hình hoạt động của loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang hoạt động ở các nước Đông Nam Á.
Từ tháng 3-2010, cơ quan an ninh Việt Nam đã phát hiện nhiều nhóm tội phạm người Đài Loan, Trung Quốc nhập cảnh vào nước ta bằng nhiều đường khác nhau, chủ yếu là một số tỉnh, thành phía nam, trọng tâm là thành phố Hồ Chí Minh.
Những căn biệt thự và khách sạn mà các nhóm tội phạm thuê để hoạt động phạm tội.
Cuối tháng 6-2010, cơ quan an ninh phát hiện chúng bắt đầu hoạt động tội phạm bằng việc sử dụng công nghệ thông tin để tấn công vào ngân hàng và tài khoản của cơ quan và công dân một số nước trong khu vực. Cơ quan an ninh đã tiến hành bắt giữ khẩn cấp 99 tên nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi nguy hiểm của nhóm tội phạm này khi chúng đang hoạt động tội phạm ở các quận 2, 7, 8 và thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phương tiện mà loại tội phạm này gây án như: thiết bị kỹ thuật viễn thông (modem băng thông rộng, thiết bị chuyển mạch, cáp quang, cáp đồng… kết nối internet), máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy điện thoại để bàn, bộ đàm VTĐ, điện thoại di động, máy phát điện, máy đọc thẻ ATM…
Qua các tài liệu, phương tiện thu thập được và qua đấu tranh khai thác một số tên cầm đầu, kết hợp tài liệu trao đổi với các cơ quan chống tội phạm các nước, cơ quan an ninh Việt Nam xác định đây là nhóm tội phạm xã hội đen, có tổ chức người Đài Loan, Trung Quốc hoạt động xuyên quốc gia. Địa bàn hoạt động tại Đài Loan, Thái-lan, Trung Quốc, đã gây nhiều thiệt hại cho các tổ chức, công dân của những nước nói trên. Sau khi bị các tổ chức chống tội phạm các nước tổ chức truy quyét, chúng đã vào Việt Nam để tiếp tục hoạt động tội phạm.
Hoạt động của loại tội phạm này theo phương thức chia nhỏ thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8- 10 tên, ở nhiều địa điểm khác nhau, độc lập trong hoạt động, chỉ có tên cầm đầu mới biết nhóm, mỗi nhóm hoạt động với những mục tiêu cụ thể.
Tang vật vụ án.
Theo tài liệu thu thập và lời khai của một số tên cầm đầu thì hiện chúng đang nhắm vào mục tiêu là các ngân hàng và công dân Trung Quốc ở các tỉnh Giang Tô, An Huy, Thượng Hải (Trung Quốc). Khi dừng chân tại Việt Nam, các nhóm tội phạm đã thuê riêng khách sạn và biệt thự nhiều phòng để lắp đạt hệ thống liên lạc quốc tế qua mạng internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam như FPT, Viettel, SPT (thành phố Hồ Chí Minh). Hầu hết các nơi chúng cư trú đều được kết nối hệ thống này với các thiết bị kỹ thuật hiện đại để tấn công các mục tiêu. Mỗi nhóm sử dụng hàng trăm điện thoại di động, simcard, hàng chục điện thoại cố đinh (bịt kín phần nối) để chỉ đạo hoạt động tội phạm ở nơi chúng gây án.
Phần lớn những tên tội phạm bắt giữ là đối tượng đang bị truy nã ở Trung Quốc và Đài Loan, sử dụng địa bàn Việt Nam để gây án ở Trung Quốc và các quốc gia khác, do vậy cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sẽ phối hợp chặt chữ với các cơ quan bảo vệ pháp luật của Trung Quốc, Đài Loan để xử lý.
Công an Trung Quốc có công hàm đề nghị chuyển các đối tượng này về nước để tiếp tục điều tra.
Theo thông tin của Interpol các nhóm tội phạm này xuất hiện lần đầu tiên ở Đài Loan vài năm gần đây. Nạn nhân ban đầu chủ yếu là người về hưu, hoặc người có thu nhập trung bình có thẻ tín dụng. Dần dần chúng điều chỉnh phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, nhằm vào các doanh nhân và người có tài sản lớn. Nhiều vụ nạn nhân mất từ vài trăm nghìn USD đến một triệu USD. |
Theo ND
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng (ngày 2/7) làm 3 người chết và 2 người bị thương trong khi tháo dỡ cần cẩu tháp có tải trọng nâng 7,6 tấn tại tòa nhà cao tầng ở 14 đường Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), thêm một lần làm dấy lên sự lo lắng về độ an toàn của các loại cần cẩu trục đang có mặt ở hầu hết các công trình xây dựng nhà cao tầng.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Nheo, Chủ tịch UBND xã Nam Thượng cho biết: Thời điểm giữa năm 2009 và đầu năm 2010 vừa qua, Nam Thượng là một trong các xã được chọn là đơn vị được Quân khu ba, Bộ Quốc phòng kiểm tra về công tác giáo dục quốc phòng – an ninh (QP-AN) cho các đối tượng (tập trung vào đối tượng 5), kiểm tra toàn diện thực hiện công tác nhiệm vụ QP-QSĐP.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, TAND thành phố Hòa Bình đã thụ lý 226 vụ án các loại, giảm 81 vụ so với cùng kỳ. Đến nay, Tòa án đã giải quyết được 213 vụ, đạt tỷ lệ 94% so với tổng số án đã thụ lý. Trong đó có 56 vụ án hình sự với 77 bị cáo.
Sáng 5/7 bà chủ tiệm vàng Tú Nhường (Hải Phòng) chạy ra đường kêu cứu thất thanh rồi gục ngã. Nạn nhân bị đâm bởi một vật cứng, tử vong trên đường đi cấp cứu.
Trưa ngày 5/7, trong khi vào quán cơm Ngọc Thu, thị trấn Bến Lức (Long An) để bán vé số, anh Quách Văn Tuấn, tạm trú thị trấn Bến Lức đã phát hiện một túi xách của khách để quên.
Vào lúc 8h45, ngày 5/7, một đám cháy bất ngờ bùng lên trong xưởng sửa chữa xe ôtô đối diện bãi gửi xe máy của siêu thị Big C, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội.