“Vụ kiện Vedan là một ví dụ hướng đến cách hành xử của một nhà nước pháp quyền. Cái kết quả mà chúng ta đạt được sau vụ kiện này không phải là bao nhiêu tiền mà là giá trị pháp quyền, sự hiểu biết của người dân, đoàn thể, cơ quan bảo vệ pháp luật, các doanh nghiệp... về vấn đề môi trường và luật pháp”.

 

Luật sư Trương Thị Hòa

Trao đổi với PV xung quanh vụ kiện Vedan, luật sư Trương Thị Hòa đã cho biết như vậy.

Bồi thường xong, kiện được không?

"Nguyên tắc chung nhất là những người không tham gia trong cam kết bồi thường của Vedan đều có quyền khởi kiện Vedan, không một ai, kể cả Nhà nước có quyền cấm dân khởi kiện một công ty khi quyền lợi hợp pháp của họ bị xâm phạm"

Luật sư Trương Thị Hòa

* Thưa luật sư, mới đây việc ký cam kết bồi thường đã diễn ra giữa Vedan với Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. Trong khi Bà Rịa - Vũng Tàu việc ủy quyền ký cam kết được một luật sư thực hiện, còn ở TP.HCM là đại diện của hội nông dân. Như vậy về thẩm quyền, người đại diện cho dân ký cam kết với Vedan là ổn thỏa về mặt pháp lý chưa?

- Về mặt pháp lý thì Bà Rịa - Vũng Tàu đã làm chặt chẽ khi người dân ủy quyền cho một số luật sư, các luật sư này ủy quyền lại cho một luật sư, nếu trong giấy ủy quyền cho phép ủy quyền lại thì đó là người có tư cách hợp pháp. Theo quy định của luật pháp hiện thời, hội nông dân không có tư cách đương nhiên đại diện cho các nông dân, do đó phải căn cứ theo giấy ủy quyền và trong trường hợp này là ủy quyền cho cá nhân chủ tịch hội nông dân.

* Vấn đề quan tâm kế tiếp là cách thức chi trả số tiền mà Vedan bồi thường cho nông dân?

- Cách giải quyết tốt nhất là phải họp dân, công khai quy trình nhận tiền bồi thường với những tiêu chí rõ ràng, minh bạch, được sự đồng thuận của người dân. Theo tôi, lẽ ra việc nên làm là kèm theo cam kết bồi thường của Vedan (đã ký), phải có luôn danh sách chi tiết từng hộ nông dân với số tài khoản và khoản tiền mà họ sẽ nhận được từ Vedan. Như vậy, sẽ không làm phát sinh những rắc rối từ phút ban đầu.

Tuy nhiên, ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM thì tôi thấy chuẩn bị có vẻ chu đáo, còn ở Đồng Nai nếu ứng xử không khéo thì quả bóng rắc rối từ tay Vedan sẽ chuyển sang tỉnh Đồng Nai. Hậu quả sẽ là khó lường nếu nơi này không xác định được tiêu chí bồi thường và những ai sẽ được bồi thường, số tiền cụ thể là bao nhiêu...

Việc cần thiết trước khi ký cam kết với Vedan, Đồng Nai nên có bàn bạc cụ thể, khoanh vùng đối tượng và có danh sách những nông dân sẽ được bồi thường và số tiền mà họ nhận được... để kèm vào cam kết thì tránh được rắc rối. Tôi lo ngại khi thấy báo chí đăng tin 120 tỉ đồng chỉ bằng 1/10 con số thiệt hại của Đồng Nai!

* Điều khoản được chú ý nhất trong cam kết vừa được ký là sau khi nhận tiền bồi thường thì người dân có hay không có quyền kiện tiếp tục?

- Toàn bộ vấn đề này là căn cứ vào nội dung giấy ủy quyền và nội dung thỏa thuận giữa Vedan và người được ủy quyền. Trong cam kết này có hai việc đáng lưu ý về phía người dân. Khi thực hiện việc ủy quyền cho luật sư hay một ai đó, người dân phải chú ý đến việc “ủy quyền hoàn toàn” hay chỉ “ủy quyền tham gia tố tụng”.

Nếu ủy quyền hoàn toàn, tức là luật sư hay người đại diện hợp pháp có toàn quyền quyết định về mức tiền đền bù và việc có còn kiện nữa hay không. Nếu chỉ ủy quyền tham gia tố tụng tại tòa, lúc đó họ còn bảo lưu mọi quyền quyết định. Hồ sơ về việc ủy quyền này phải được kèm trong hồ sơ vụ án. Người được ủy quyền phải có trách nhiệm báo cáo lại cho người ủy quyền về tình hình vụ kiện.

Có hai trường hợp xảy ra sau khi thực hiện cam kết: một, nhận tiền, rút đơn mà không còn được kiện và hai, rút đơn nhưng vẫn còn được kiện.

Nguyên tắc “bán hột xoàn”

* Trong cuộc hội thảo các vấn đề pháp lý về vụ kiện Vedan do Tuổi Trẻ tổ chức, bà nhắc đi nhắc lại điều tâm đắc của mình về khía cạnh pháp quyền trong xử lý vụ kiện Vedan, vậy yếu tố nổi trội của nhà nước pháp quyền ở đây là gì?

- Tôi cho rằng vụ kiện Vedan là một tình huống pháp lý rất lớn có thể sẽ được mang ra làm ví dụ khi nói về câu chuyện môi trường của VN đến các nước khu vực và thế giới. Vụ việc diễn tiến một cách tự nhiên trong sự kiềm chế của các bên. Từ phía dư luận xã hội, người dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội, cơ quan bảo vệ pháp luật... đã hành xử theo đúng những quy định của luật pháp.

Còn nhớ giai đoạn đầu, khi dư luận báo chí và xã hội có những đấu tranh đòi xử lý hình sự Vedan nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật đã nghiên cứu thật kỹ luật và trả lời theo quy định luật hiện hành, họ không xử lý hình sự được. Rồi tới lúc nông dân Đồng Nai nộp đơn kiện, tòa trả đơn vì có cách hiểu khác về chứng cứ nhưng khi các luật sư chứng minh được rằng người dân có thể chứng minh được mọi chứng cứ về thiệt hại do Vedan gây ra, tòa án đã phải thụ lý hồ sơ.

Ngay cả chuyện có sự chệch choạc về mức án phí, cách tạm ứng án phí theo giá ngạch... cũng được điều chỉnh theo đúng quy định luật pháp. Rồi các vấn đề về ủy quyền, về sự tham gia của luật sư ngay trong khâu hỗ trợ pháp lý... cũng đều diễn ra trên các quy định pháp luật.

Thời gian đấu tranh kéo dài, người ta vẫn dành cho Vedan những cơ hội thương lượng và buộc công ty này phải thay đổi ngôn ngữ từ “hỗ trợ” sang “bồi thường”. Không hề có một chiến dịch “đánh Vedan” ở bất cứ nơi nào. Các cơ quan ngôn luận cũng đã đưa tin một cách khách quan. Đến khi cách hành xử của Vedan khiến người dân tẩy chay thì chính Vedan phải tự nguyện ký cam kết bồi thường.

Vụ kiện Vedan minh chứng cho hành xử tích cực của VN đối với vấn đề môi trường và các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi thích cách xác định vấn đề của tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (trong hội thảo trên) rằng: Ở đây không có chuyện “đánh” Vedan mà là đấu tranh để “người gây ra ô nhiễm phải bồi thường”!

* Trở lại khái niệm xã hội pháp quyền, có ý kiến cho rằng: “Trong một nhà nước pháp quyền, mọi người dân phải tin tưởng pháp luật và phải tin vào việc sử dụng pháp luật để bảo vệ chính mình”, theo bà điều đó đúng không?

- Nói vậy là sai. Sai ngay cái chữ “phải”. Theo tôi, trong một nhà nước pháp quyền, người dân tin tưởng vào pháp luật và tin vào việc sử dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Chữ “phải” kia thuộc về Nhà nước: pháp luật và cơ quan pháp luật “phải” như thế nào để người dân tin và “phải” bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người dân trong mọi tình huống.

Trong vụ Vedan, cơ quan bảo vệ pháp luật bước đầu đã thể hiện được vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Con đường đi sẽ còn rất dài và đang thuận lợi, tuy nhiên trong thực hiện mà có phát sinh rắc rối thì bằng mọi giá phải nỗ lực để đạt được hiệu quả.

* Vậy thì cách hành xử nào để đừng nản lòng trên niềm tin đó, thưa bà?

- Tôi đọc một quyển sách về “nghệ thuật bán hột xoàn”. Đây là quyển sách nổi tiếng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Sách nói đại ý rằng hột xoàn là thứ có giá trị cao và đắt tiền, vì thế khi bán phải biết người ta mua dùng vào việc gì.

Giả sử mua nó tặng người yêu hay mẹ, tặng dịp sinh nhật hay ngỏ lời yêu đương... sau đó mới bắt đầu hướng dẫn người ta rằng hột xoàn này màu sắc như thế nào, hình dáng có ý nghĩa ra sao, khi mua tặng nó mang lại được gì cho người tặng... Một khi đã cảm thấy vui vẻ, hài lòng, người ta sẵn sàng bỏ ra vài chục ngàn USD mà thấy lòng nhẹ nhàng.

Nguyên tắc thuyết phục kiểu “bán hột xoàn” có thể ứng dụng bất cứ ở đâu. Trên đường đến mục tiêu nhà nước pháp quyền, Nhà nước cũng phải giải thích cho người dân biết nếu họ cố gắng một tí thì sẽ được lợi lâu dài hơn. Đó là cách tốt nhất để thuyết phục rằng ta đang hướng tới những tiêu chuẩn của một xã hội văn minh. Nhà nước phải “thổi hồn” và làm sinh động để ươm mầm cho nguyên tắc pháp quyền phát triển tại VN.

Theo Tuổi trẻ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công an huyện Kỳ Sơn quan tâm xây dựng lực lượng vững mạnh.

Triển khai đợt cao điểm tấn công tội phạm mua bán người

Ngày 13/8, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) tổ chức Hội nghị triển khai đợt cao điểm tấn công tội phạm mua bán người và ngăn chặn tình trạng đưa người vượt biên trái phép trên các tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam.

Mạo chữ ký giám đốc lừa đảo chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Bằng thủ đoạn giả chữ ký của giám đốc, Nguyễn Công Phương, 39 tuổi, nguyên nhân viên Phòng Kế hoạch Công ty cổ phần Kỹ thuật xây dựng Phú Nhuận, đã làm giả giấy chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ) của công ty này (đã bán cho khách hàng) đem bán cho người khác, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Quảng Ninh: Sập nóc lò than, 3 người tử nạn

Vụ sập nóc lò xảy ra vào khoảng 19h ngày 13/8 tại độ sâu +10 đến +100 ở khai trường khai thác than số 2 thuộc Công ty Than Mông Dương (TX Cẩm Phả - Quảng Ninh) đã đè chết và bị thương 4 người

Tổng kết 12 năm thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm và 5 năm thực hiện Kế hoạch tống thể phòng chống ma túy

(HBĐT) - Sáng 13/8, tại hội trường Công an tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết 09/CP về Chương trình quốc gia PCTP giai đoạn 1998-2010 và 5 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể PCMT đến năm 2010. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Văn phòng BCĐ 138/CP của Chính phủ; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Ban CHQS thành phố: Chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

(HBĐT) - Là trung tâm kinh tế, chính trị, VH-XH, có vị trí chiến lược quan trọng trong KVPT của tỉnh. Do vậy, việc chăm lo xây dựng đơn vị VMTD, củng cố vững chắc thế trận QPTD gắn với thế trận ANND được xem là những nhiệm vụ trọng tâm của LLVT thành phố.

TNGT: Hai xe môt tô đâm nhau, 1 người chết, 2 người bị thương

Vào hồi 1 giờ ngày 11/8, tại km 67 thuộc địa phận xóm Trung, xã Trung Minh (TPHB) đã xảy ra vụ TNGT do hai 2 xe môt tô đi ngược chiều đâm vào nhau. Xe mô tô mang biển kiểm soát 28F9 – 6303 do Bùi Minh Quân, sinh năm 1989 điều khiển, trên xe chở Nguyễn Văn Hưng cùng có hộ khẩu thường trú tại xã Trung Minh (TPHB) và mô tô biển kiểm soát 29R1 – 0760 do Lường Thị Ban, sinh năm 1983, hộ khẩu tại TP Sơn La (Sơn La).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục