Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm.
Mọi người dân, nếu phát hiện đối tượng truy nã, đề nghị báo tin cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc điện thoại đến đường dây nóng của Cục Cảnh sát truy nã tội phạm theo khu vực, phía Bắc số điện thoại: 06943554; 0945.423.680; phía Nam số điện thoại: 06937393; 0976.300.243 . Đường dây nóng nêu trên sẽ nhận thông tin 24/24h.
"Bắt đầu từ 8h ngày 16/8, Bộ Công an mở đợt tổng rà soát, truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã, để góp phần bảo vệ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI…"- đó là nội dung Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 327 của Bộ Công an, trao đổi với phóng viên Báo CAND vào chiều 14/8. Hiện nay, theo số liệu của Cục Cảnh sát truy nã tội phạm - Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm cung cấp, tính đến thời điểm này, toàn quốc còn hàng nghìn đối tượng truy nã đang lẩn trốn, trong đó có nhiều đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, có đối tượng trong khi lẩn trốn vẫn tiếp tục gây án. Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến cũng cho biết, trước kia, hằng năm, Bộ Công an thường mở đợt tổng rà soát, truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Chọn thời điểm Tết bởi việc thực hiện công tác nêu trên có tính nhân văn, nhân đạo cao, để cho những đối tượng truy nã còn lẩn trốn ngoài xã hội, tùy theo mức độ phạm tội, khi ra đầu thú, được hưởng khoan hồng của pháp luật, có thể được tại ngoại, về sum họp, ăn Tết cùng với gia đình. Còn đợt cao điểm lần này, ngoài thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, còn thể hiện quyết tâm của lực lượng CAND giữ vững trật tự, an toàn xã hội, loại bỏ nguy cơ phát sinh tội phạm và các tội mới do đối tượng trốn truy nã còn đang lẩn trốn ngoài xã hội gây ra, góp phần bình ổn địa bàn, bảo vệ an toàn Đại hội Đảng các cấp. Ngoài ra, đợt cao điểm lần này là để tạo chuyển biến một bước công tác truy nã tội phạm. Ngày 29/7/2010, Ban chỉ đạo Kế hoạch 327 của Bộ Công an đã xây dựng và triển khai Kế hoạch số 2629/KH-C41(C52), trọng tâm là tập trung tổng rà soát lại toàn bộ đối tượng truy nã và tiến hành các biện pháp công tác khác nhằm chuẩn bị cho công tác rà soát, truy bắt, vận động đối tượng đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã đạt hiệu quả cao nhất. Ngày 9/8/2010, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an đã ký công điện chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, thực hiện tốt công tác bảo vệ Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nêu rõ, lãnh đạo Bộ Công an quyết định mở đợt cao điểm rà soát, truy bắt, vận động đầu thú, thanh loại đối tượng truy nã, bắt đầu từ 8h ngày 16/8 đến hết 31/10/2010. Trong đợt cao điểm này, Công an các địa phương sẽ báo cáo cấp ủy, chính quyền, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tập trung tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và chỉ đạo xác minh, truy bắt, vận động đối tượng ra đầu thú đạt hiệu quả cao nhất… Trong đợt truy nã này, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm sẽ lập danh sách để Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm ra thông báo số đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm do các CQĐT Bộ Công an ra quyết định truy nã, số đối tượng truy nã đỏ quốc tế; còn ở địa phương, tùy thuộc vào số lượng đối tượng truy nã do Cơ quan điều tra Công an tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện, mà Thủ trưởng CQĐT cấp đó sẽ ra quyết định truy nã hoặc thông báo số đối tượng truy nã do CQĐT từng cấp đã ra quyết định truy nã. Đối với số đối tượng truy nã có địa chỉ, thông tin, mối quan hệ tại địa phương, Công an phường, xã thông báo danh sách các đối tượng truy nã dưới hình thức dán quyết định truy nã công khai tại các địa bàn công cộng như UBND, nhà ga, bến xe, nơi sinh hoạt cộng đồng để mọi người dân biết, tham gia truy bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã. Về công tác vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, ngoài việc các đơn vị, địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng vận động, tuyên truyền chính sách khoan hồng của Nhà nước tới các thân nhân của đối tượng truy nã để động viên con, em họ ra đầu thú thì điểm đặc biệt trong đợt cao điểm này, Thủ trưởng CQĐT Công an các cấp sẽ trao đổi với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân cùng cấp, viết thư kêu gọi đối tượng truy nã ra đầu thú (thư kêu gọi có chữ ký của 3 ngành), giao cho Công an phường, xã gửi đến từng gia đình của đối tượng truy nã và thống nhất chính sách hình sự cụ thể đối với từng đối tượng truy nã. Trong đó, đối với đối tượng có hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, phạm tội vì hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, bị lôi kéo, ép buộc… có vai trò thứ yếu trong tổ chức phạm tội, phạm tội lần đầu, cam kết không tiếp tục vi phạm pháp luật, kèm một số điều kiện khác như khi ra đầu thú thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội, có gia đình và chính quyền cơ sở bảo lãnh… CQĐT sẽ đề xuất liên ngành có thể đình chỉ điều tra để xử lý bằng biện pháp khác và có thể xem xét từng trường hợp để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, tùy từng loại đối tượng, mức độ phạm tội, khi ra đầu thú kèm theo một số điều kiện khác, có thể được liên ngành xem xét cho tại ngoại, không áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam hoặc được vận dụng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo khi được đưa ra xét xử… Cũng theo Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến thì chỉ tiêu mà Công an các đơn vị, địa phương cần phấn đấu trong đợt cao điểm lần này là tập trung xác minh, truy bắt, vận động đầu thú và thanh loại đối tượng truy nã được ít nhất là 10% số đối tượng truy nã cũ do đơn vị, địa phương ra quyết định truy nã. Điểm mới trong đợt cao điểm lần này là Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sẽ coi chỉ tiêu này là tiêu chí để đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời với đơn vị, cá nhân, quần chúng tích cực tham gia vào đợt cao điểm, đồng thời sẽ có hình thức phê bình, trừ điểm thi đua với đơn vị, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao Theo Báo CAND
(HBĐT) - Ban dân số gia đình và trẻ em phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình vừa phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức Hội thi “ Đội tuyên truyền Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em” với sự tham gia của 85 em đại diện cho 1.050 thiếu niên, nhi đồng thuộc 27 tổ dân phố trên địa bàn toàn phường.
“Vụ kiện Vedan là một ví dụ hướng đến cách hành xử của một nhà nước pháp quyền. Cái kết quả mà chúng ta đạt được sau vụ kiện này không phải là bao nhiêu tiền mà là giá trị pháp quyền, sự hiểu biết của người dân, đoàn thể, cơ quan bảo vệ pháp luật, các doanh nghiệp... về vấn đề môi trường và luật pháp”.
Công an Quảng Ngãi vừa bắt khẩn cấp 4 nhân viên kiểm toán Nhà nước gồm Nguyễn Văn Quyên, Ngô Quang Đăng, Nguyễn Quang Thanh và Ngô Hồng Minh, vì hành vi nhận hối lộ.
Những ngày qua, dư luận đang bàn tán về việc Nguyễn Đức Nghĩa, thủ phạm vụ "xác chết không đầu ở chung cư" làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án. Việc một bị cáo làm đơn kháng án là chuyện bình thường, nhưng đối với Nghĩa, thì việc làm này lại khiến nhiều người phẫn nộ. Họ không có mối thù ghét từ trước với Nghĩa, họ không phải người nhà của nạn nhân, nhưng họ là những người dân biết căm giận cái ác, biết bảo vệ cuộc sống lương thiện. Họ coi hành động của Nghĩa như một sự thách thức với cái thiện.
Đứng trên bục "Vinh quang Việt Nam lần thứ VIII" có 2 đơn vị của Công an Hà Nội - tiêu biểu cho phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững an ninh trật tự cho Thủ đô nghìn năm tuổi. Đó là các chiến sỹ của Trung đoàn CSCĐ và Đội Cảnh sát Đặc nhiệm (Phòng CSĐT tội phạm về TTXH). Họ là đội quân tinh nhuệ luôn bám sát địa bàn, xuất hiện trong những tình huống cam go trong cuộc chiến chống tội phạm.
(HBĐT) - Liên tục trong những năm qua, công an huyện Kỳ Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. ANCT trên địa bàn luôn được giữ vững ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, TTATXH được đảm bảo, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, phong trào Toàn dân BVANTQ có bước phát triển mới cả về chất và lượng.