Cùng với việc phát động Tháng An toàn giao thông năm 2010, ngày 31/8, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới công bố một Chương trình phòng chống uống rượu / bia và lái xe tại Việt Nam nhằm tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Mục tiêu của Chương trình là tập trung vào việc thực hiện các qui định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
Giai đoạn đầu của Chương trình được thực hiện tại hai tỉnh Hà Nam và Ninh Bình đến hết năm 2011. Trên cơ sở Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện các qui định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, các đối tác trong nước và quốc tế sẽ cung cấp những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhằm giảm tình trạng uống rượu, bia và lái xe tại địa bàn can thiệp. Nội dung chính của Chương trình gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về qui định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tập huấn tăng cường năng lực và trang bị máy đo nồng độ cồn cho lực lượng CSGT; đặc biệt, các chiến dịch cưỡng chế xử lý các hành vi vi phạm qui định của pháp luật về nồng độ cồn sẽ được thực hiện mạnh mẽ trên các tuyến đường thuộc Thành phố Phủ lý và Huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam); Thành phố Ninh Bình và Thị xã Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) trong thời gian thực hiện Chương trình. "Rượu / bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT tại Việt Nam. Một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ tử vong do TNGT có nồng độ cồn trong máu cao hơn mức cho phép là 34%" - BS. Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết. BS. Olivé cho biết thêm “Cưỡng chế là công tác cực kỳ quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu TNGT, đặc biệt là đối với người điều khiển phương tiện vi phạm qui định của pháp luật về nồng độ cồn". Ông Thân Văn Thanh, Ủy viên thường trực, Chánh văn phòng thường trực Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết "Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định giảm nồng độ cồn cho phép trong máu của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy từ 80mg / 100ml máu xuống 50mg / 100ml máu và bằng 0 (không) đối với lái xe ô tô". "Nghị định 34/2010/NĐCP quy định mức phạt tăng rất cao đối với vi phạm về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện so trước đây", ông Thanh cho biết thêm. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác liên quan cam kết phối hợp chặt chẽ thực hiện hiệu quả Chương trình nhằm góp phần tích cực bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam Theo Báo CAND
Kéo hết ga, hai gã trai trẻ cúi rạp người trên "xế nổ" lạng lách, len qua dòng xe tải đông nghịt để cố cắt đuôi cô gái đang bám riết theo sau. Nhưng chỉ ít phút, chúng đã nằm dưới chân cô gái.
Gần đây, trên một số tuyến đường Hà Nội xuất hiện hình thức lừa đảo mới, chủ yếu là bán hàng gia dụng với “mánh”: hàng xịn mới “chôm” được. Không ít người đã “sập bẫy” khi mua phải hàng dởm với giá trời ơi...
“Phật dạy quay đầu là bờ”. Tôi thương thân phận tội lỗi của họ mà nỗ lực cảm hóa. Ác lai, ác báo là bể khổ trầm luân, tôi chỉ mong họ quay đầu”, ông Lê Công Thượng, chủ quán cơm chay từ thiện Thiện Tâm nói về việc thu phục giới giang hồ TP HCM hoàn lương.
Hàng nghìn phạm nhân trên cả nước hân hoan trong niềm vui được về đoàn tụ cùng gia đình. Có những bà mẹ trào nước mắt khi ôm con vào lòng sau nhiều năm trả giá lỗi lầm.
(HBĐT) - Với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội, địa bàn trọng điểm về QPAN của tỉnh. Trong điều kiện dân số tập trung đông nên tình hình tội phạm và TNXH có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy vậy, trong những năm qua lực lượng CATP đã đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm. Góp phần giữ vững ổn định ANCT, TTATXH thúc đẩy phát triển KTXH, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
(HBĐT) - Trong 8 tháng năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 59 vụ TNGT, làm chết 64 người, bị thương 59 người, giảm 45 vụ tai nạn, 31 người chết và 37 người bị thương so với cùng kỳ năm 2009.