Là nơi diễn ra các phiên tòa xét xử, do vậy pháp đình luôn phải đảm bảo sự tôn nghiêm và tuân thủ pháp luật. Thế nhưng thời gian qua, tại một số nơi xảy ra tình trạng thiếu văn hóa trong ứng xử nơi pháp đình, gây ảnh hưởng đến tinh thần thượng tôn pháp luật và uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng. Vấn đề này được nhiều thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư mổ xẻ tại buổi tọa đàm “Văn hóa pháp đình – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do TAND quận 5 - TPHCM tổ chức mới đây

 

Thiếu cẩn trọng trong ngôn từ

Hội đồng xét xử là những người cầm cân nảy mực, nhân danh Nhà nước phân xử các mối quan hệ pháp luật và đưa ra phán quyết đúng, sai; vì thế trong phiên tòa, ứng xử chuẩn mực của Hội đồng xét xử là thước đo thái độ, hành vi của những người còn lại. Một Hội đồng xét xử ứng xử có văn hóa không thể điều hành phiên tòa theo cảm tính, quát nạt, cắt lời người khác hay đưa ra những bình phẩm mang tính chủ quan mà phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến mọi người.

Tuy nhiên, theo như thẩm phán Lê Thị Minh Loan (TAND quận 5) nhìn nhận, trong quá trình xét xử, một số thành viên trong Hội đồng xét xử chưa thật sự xem trọng cách giao tiếp, ứng xử trong khi điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, thái độ của đương sự, bị cáo trong và sau phiên tòa.

Có trường hợp khi bị cáo khai chưa đúng thì lập tức Hội đồng xét xử nói: “Không dám đâu!”; hoặc khi bị cáo chối tội, chủ tọa phiên tòa nóng nảy chỉ tay vào mặt bị cáo quát mắng… Những điều này tạo nên sự phản cảm không đáng có ở nơi lẽ ra phải rất uy nghiêm. Ngoài ra, việc dùng những từ miệt thị trong bản án như “con bạc”, “con nghiện”, “y”, “thị” cũng thể hiện cách nhìn bề trên của những người xử án, tạo nên sự bức xúc cho những người liên quan.

Kiểm sát viên Trần Vi Hải (VKSND quận 5) nêu một vấn đề khác. Theo điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm điều khiển phiên tòa sao cho mọi lập luận buộc tội và gỡ tội được tranh luận, phản biện một cách bình đẳng, thấu lý, đạt tình mà mục đích chính là tìm ra sự thật khách quan của vụ việc.

Vậy nhưng trong thực tế, có những phản biện của luật sư, bị cáo, nhân chứng bị bỏ qua mà chủ tọa phiên tòa không yêu cầu kiểm sát viên tranh luận. Vẫn còn trường hợp Hội đồng xét xử, kiểm sát viên tuyên bố không chấp nhận lời khai tại phiên tòa của bị cáo mà không nêu ra được lý do.

Chưa kể đôi lúc chủ tọa phiên tòa làm thay chức năng công tố của kiểm sát viên, tự mình thẩm vấn từ đầu đến cuối; trong khi lẽ ra chủ tọa phiên tòa phải chuyên tâm, chăm chú theo dõi cuộc thẩm vấn để xem có khách quan, đầy đủ hay không và các tình tiết của vụ án đã được làm sáng tỏ hay chưa.

Sa đà vào việc xét hỏi, chủ tọa không thể làm tốt vai trò của mình. Đồng tình với ý kiến này, kiểm sát viên Nguyễn Văn Tùng (Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại TPHCM – VKSND tối cao) cho rằng: “Khi thực hiện cải cách tư pháp, Hội đồng xét xử nên ở giữa để nghe các bên buộc tội, gỡ tội tranh luận, từ đó đưa ra phán quyết hợp tình hợp lý”.

Chưa tôn trọng nhau

Văn hóa ứng xử giữa kiểm sát viên và luật sư trong quá trình tranh tụng cũng là nội dung được trao đổi nhiều tại buổi tọa đàm.

Theo luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn luật sư TPHCM), mục đích cuối cùng của tranh tụng là nhằm tìm ra sự thật khách quan của vụ án, nâng cao chất lượng xét xử, vì thế giữa các bên phải có sự tôn trọng lẫn nhau. Dẫu vậy, việc luật sư bị kiểm sát viên mạt sát trong lúc hai bên tranh luận nảy lửa vẫn có lúc xảy ra. Ông nêu dẫn chứng: trong vụ án EPCO – Minh Phụng cách đây gần 10 năm, kiểm sát viên đã ví von luật sư “lập lờ đánh lận con đen”!

Về vấn đề này, kiểm sát viên Nguyễn Văn Tùng đưa ra quan điểm: “Tại phiên tòa có thể có nhiều tình huống làm không vừa lòng kiểm sát viên như bị cáo quanh co chối tội, cách hỏi của luật sư chưa đảm bảo đúng pháp luật hoặc trong khi tranh luận, luật sư có những lời lẽ không hay. Kiểm sát viên phải coi đây là những vấn đề cần xử lý nhưng với tinh thần thượng tôn pháp luật, phải có thái độ đối đáp điềm tĩnh để giải quyết”.

Việc Hội đồng xét xử thiếu tôn trọng người dân khi tự cho phép khai mạc phiên tòa hoặc tuyên án trễ hàng giờ, thậm chí hoãn phiên xử mà không cần báo lại cho đương sự, người liên quan trong vụ án cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến văn hóa pháp đình, khiến giới luật sư và giới báo chí rất bức xúc, đến mức có người nói nếu như hôm nào Hội đồng xét xử khai mạc phiên tòa đúng giờ thì đúng là chuyện lạ!

Luật sư Nguyễn Đức kể lại một phiên tòa diễn ra tại TAND tỉnh Cà Mau vào tháng 7-2010 vừa qua mà ông tham gia bào chữa: “Trong giấy ghi giờ khai mạc phiên tòa là 7 giờ 30 nhưng đến 16 giờ mới bắt đầu. Hội đồng xét xử thẩm vấn 30 phút, kiểm sát viên thẩm vấn 15 phút, đến khi luật sư thẩm vấn được hơn một tiếng đồng hồ thì bị yêu cầu dừng lại vì không còn thời gian. Điều này đã khiến cho những người tham gia tố tụng không yên lòng về chất lượng bản án”.

Dẫu những hiện tượng trên không phổ biến nhưng cũng đặt ra vấn đề văn hóa nơi pháp đình cần được xem xét và chỉnh đốn nghiêm túc. Và dĩ nhiên, đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư phải là những người thay đổi trước tiên, từ những điều tưởng chừng nhỏ nhất. 

 

                                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục