6h sáng nay, hàng chục phóng viên trong nước và quốc tế đã có mặt tại TAND TP HCM để theo dõi phiên xử ông Huỳnh Ngọc Sĩ, cựu giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông - Tây, người vừa bị truy tố thêm về hành vi nhận hối lộ trên 260.000 USD từ quan chức PCI Nhật Bản.
7h45 phút, "nhân vật chính" của phiên tòa mới được dẫn giải đến trên chiếc xe đặc chủng màu đỏ sẫm của Bộ công an. Khác hẳn những lần ra tòa trước, trong chiếc áo sơ mi trắng được ủi thẳng nếp và chiếc quần âu màu đen khá tươm tất, nhưng ông Sĩ tỏ ra khá mệt mỏi và tiều tụy.
Để làm rõ hành vi “bỏ túi” 262.000 USD của ông Sĩ từ nhà thầu Nhật Bản, cơ quan xét xử đã triệu tập 13 nhân chứng trong đó có ông Lê Quả (nguyên phó BQL dự án Đại lộ Đông - Tây) và 3 cựu quan chức PCI đến tòa. Theo đó, dù đang phải thụ hình 5 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ", bị án Lê Quả cũng được đưa đến tòa trên chuyến xe của ông Sĩ.
Có 40 báo đài trong nước và quốc tế tham dự phiên xét xử ông Sĩ. Do ông Sĩ bị truy tố với khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình nên hội đồng xét xử được thành lập với 5 thành viên bao gồm 2 thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Tòa cũng chuẩn bị thêm một thẩm phán và hội thẩm nhân dân dự khuyết. Giữ quyền công tố là kiểm sát viên Trần Ngọc Quang và Nguyễn Thị Bích Liên.
Ngoài luật sư Phan Trung Hoài bào chữa theo yêu cầu của ông Sĩ, vợ và con gái ông này còn mời thêm luật sư Trần Văn Tạo và Phạm Công Út bảo vệ cho “cựu” giám đốc Ban QLDA.
Trao đổi với VnExpress.net trước phiên xử, luật sư Phan Trung Hoài cho biết, trong thời gian qua, ông và các đồng nghiệp đã nhiều lần làm việc với thân chủ. Ông Sĩ rất bình tĩnh chờ đợi phiên tòa này để làm sáng tỏ các tình tiết liên quan.
Ông Sĩ trong lần xử vì sai phạm tài chính trong quản lý Dự án Đại lộ Đông - Tây. Ảnh: Vũ Mai. |
Theo cơ quan công tố, khi biết Nhật Bản sẽ tài trợ vốn ODA cho dự án Đại lộ Đông - Tây (TP HCM), các quan chức PCI lên kế hoạch phải đưa hối lộ cho các “sếp” phụ trách để nhận được các gói thầu tư vấn dự án. Do vậy, ban lãnh đạo PCI tìm cách tiếp cận ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Cơ quan tố tụng cũng xác định, trong thời gian ở Việt Nam, các quan chức PCI đều ngụ tại khách sạn Norfolk (TP HCM) và quen biết với ông Nguyễn Thanh Hoàng (Tổng giám đốc công ty Norfolk), bạn đánh golf với ông Huỳnh Ngọc Sĩ.
Trong một lần gặp nhau tại nhà hàng của khách sạn, vấn đề làm thế nào để được trúng thầu tư vấn thiết kế được nêu lên. Do có mặt ông Hoàng nên ông Sĩ đã làm ngơ. Tuy nhiên, ngay sau khi các quan chức PCI rời nhà hàng, ông Sĩ đã điện thoại nhận lời và yêu cầu: “Không được nói việc này với bất cứ ai. Chúng ta sẽ gặp nhau tại nơi khác”.
Tháng 2/2001, hai bên thống nhất gặp nhau ở một quán karaoke. Tại đây, ông Sĩ đòi phía PCI phải “chung” 20% giá trị hợp đồng nhưng sau nhiều lần kì kèo, ông Sĩ bớt còn 10%. Dứt giá, phía PCI đề nghị ông Sĩ cung cấp bản tiêu chuẩn đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu để PCI soạn thảo hồ sơ dựa trên tiêu chí này. Ngoài ra, PCI còn ra thêm điều kiện: “Mong ông hãy nhanh chóng thanh toán tiền trả trước cho hợp đồng tư vấn thiết kế này”. Đáp lại, ông Sĩ nói: “Đồng ý, tôi có thể”.
Kết quả điều tra còn cho thấy, khi lập hồ sơ dự thầu gói thầu, phía PCI đã tính toán đưa đơn giá lương chuyên gia tư vấn nước ngoài ở mức cao để khi trừ khoản tiền đưa hối lộ cho ông Sĩ và khoản giảm trừ khi thương thảo hợp đồng với Ban quản lý thì PCI vẫn còn lãi cao. Biết chuyện này nhưng khi ký hợp đồng, ông Sĩ vẫn “vô tư” chấp thuận, tăng thêm lương chuyên gia nước ngoài lên gần 7 tỷ đồng, cắt hạ lương của chuyên gia trong nước 2,4 tỷ đồng so với dự toán được duyệt.
Sau khi trúng thầu tư vấn thiết kế với giá trị hợp đồng là 9 triệu USD, theo tính toán của PCI, công ty này sẽ phải đưa tiền hối lộ cho ông Sĩ là 900.000 USD.
Từ “phi vụ” này, PCI tiếp tục nhờ ông Sĩ chỉ định thực hiện gói thầu tư vấn giám sát mà không phải qua đấu thầu (theo phê duyệt dự án của Chính phủ, gói thầu này phải tổ chức đấu thầu quốc tế).
Tại cuộc gặp gỡ, họ đã hỏi thẳng vị giám đốc dự án Đại lộ Đông - Tây: “Bao nhiêu?”. Ông Sĩ “chốt” ngay: “Không đối thủ cạnh tranh, không danh sách ngắn, quá dễ để nhận được hợp đồng này, 15%”. Lại thêm một cuộc trả giá, ông Sĩ bớt còn 12%. Cuối cùng phía PCI đề nghị: “Ông nói 12%, tôi nói 10%, vậy lấy giá trung bình là 11%”. Ông Sĩ gật đầu.
Cũng theo tính toán của PCI, giá trị hợp đồng này khoảng 15,5 triệu USD và họ phải “chung” cho ông Sĩ 1,7 triệu USD.
Sau nhiều lần nhận “lót tay”, tháng 4/2003, ông Sĩ gọi điện cho PCI yêu cầu đưa tiếp 262.000 USD của hai lần “làm ăn” trên. Lúc này, do quỹ của Văn phòng PCI tại TP HCM không đủ nên PCI Nhật Bản phải chuyển tiền sang Việt Nam để “chung chi” cho ông Sĩ. Một tháng sau, các quan chức PCI phải gom góp nhiều nguồn mới đủ số tiền trên và giao cho ông Sĩ ngay phòng làm việc của ông này tại Ban quản lý dự án.
Về lần giao tiền này, cơ quan điều tra xác định, ngày 28/5/2003, đích thân ông Sakano Tsuneo (Trưởng Văn phòng đại diện PCI tại Việt Nam) và ông Takasu Kunio (thành viên HĐQT, nguyên giám đốc điều hành PCI) vừa từ Nhật Bản bay qua đã mang túi xách đựng 262.000 USD đến Ban QLDA. Trên đường đi, ông Sakano đã gọi điện thông báo với Sĩ là đang cùng một người bạn đến. Đến phòng ông Sĩ, ông Sakano gõ cửa và được ông Sĩ cho vào phòng để “nói chuyện”. Còn ông Takasu Kunio phải đứng ở ngoài vì ông Sĩ cho là “người lạ mặt”. Thấy vậy, vị trưởng Văn phòng đại diện PCI phải giải thích ông Takasu là bạn và là người trực tiếp “chung” tiền thì ông Sĩ mới cho vào.
Cũng theo cơ quan điều tra, với hàng loạt hành vi phạm pháp trên, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã cố tình làm không đúng với nhiệm vụ được giao, làm theo yêu cầu có lợi cho PCI Nhật Bản để nhận hối lộ 262.000 USD (hơn 4 tỷ đồng). Việc các quan chức PCI đưa hối lộ cho ông Sĩ cũng bị phía Nhật Bản xử lý về tội “vi phạm luật chống cạnh tranh không lành mạnh” theo luật pháp nước sở tại.
Cơ quan CSĐT Bộ công an cũng xác định, ngoài lần “bỏ túi” 262.000 USD trên (chỉ chiếm 10% số tiền thỏa thuận giữa 2 bên) ông Huỳnh Ngọc Sĩ còn 6 lần nhận tiền hối lộ của PCI . Tuy nhiên, chứng cứ về các lần “lót tay” này phía Nhật Bản chưa cung cấp kịp nên cơ chức năng sẽ tách ra thành vụ án khác.
Ngoài vụ án này, ông Sĩ còn đang thụ án 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ do có sai phạm về tài chính trong quản lý dự án đại lộ Đông - Tây.
Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18/10.
Theo VnExpress
20 cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cùng với phương tiện canô, thuyền máy và ghe đưa gần 300 người dân ở đây lên hội trường UBND huyện tránh lũ.
(HBĐT) - Sáng 13/10, tại Nhà văn hóa TP Hòa Bình, Văn phòng đại diện Tổng công ty dịch vụ an ninh Phương Đông STC tại Hòa Bình đã tổ chức lễ khai giảng lớp huấn luyện vệ sỹ chuyên nghiệp khóa I tại Hòa Bình.
(HBĐT) - Tính đến nay, 100% huyện, thành phố đã hoàn thành việc tổ chức huấn luyện lực lượng DQTV với 387/387 đơn vị, quân số tham gia huấn luyện đạt 99,56%. Trong đó lực lượng dân quân 210/210 đơn vị xã phường, thị trấn tham gia huấn luyện đạt 99,8%; lực lượng tự vệ ở 177/177 đơn vị tham gia huấn luyện với quân số đạt trên 98%.
Sáng 13.10, trung tá Phan Chí Hùng - Đội trưởng Đội 5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.HCM cho biết, đã bàn giao hồ sơ vụ hoạt động mại dâm vừa triệt phá cho Công an quận Gò Vấp thụ lý, điều tra.
Trong 26 công dân dũng cảm, tiêu biểu có các ông Lê Viết Hiếu ở thôn Phong Nha đã cùng với con trai là Lê Viết Hợp và người cháu Lê Văn Tiến trong một đêm lũ về đã cứu sống 300 người dân…
(HBĐT) - Ngày 12/10, Hội đồng tiêu huỷ tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá đã tổ chức tiêu huỷ 20.531 cặp đĩa phim, ca nhạc, sân khấu thuộc loại hàng hoá buôn bán trái phép, không dán tem nhãn kiểm soát theo quy định và một số đĩa cấm phát hành và lưu thông trên thị trường.